KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THIẾU MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 CÓ TỔN THƯƠNG THẬN

Nguyễn Ngọc Ánh1, , Cấn Văn Mão2, Lê Việt Thắng2
1 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
2 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm thiếu máu ở bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 có tổn thương thận (TTT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 180 BN đối tượng gồm 129 BN ĐTĐ týp 2 có TTT mạn tính,  51 BN ĐTĐ týp 2 không có TTT làm nhóm chứng bệnh. Tất cả BN đều được xét nghiệm công thức máu để đánh giá tỷ lệ và đặc điểm thiếu máu. Kết quả: Nồng độ huyết sắc tố (HST) trung bình là 115,79 ± 22,45 g/L; tỷ lệ thiếu máu là 65,1%. Trong các BN thiếu máu, mức độ nhẹ và vừa chiếm chủ yếu, chỉ có 7,1% mức độ nặng. Thiếu máu kích thước hồng cầu (HC) trung bình và đẳng sắc chiếm đại đa số, tỷ lệ đều là 88,1%. Tỷ lệ thiếu máu ở nhóm BN suy thận mạn tính (STMT); bệnh thận mạn tính (BTMT) giai đoạn 5 cao hơn so với nhóm BN có microalbumin (MAU) niệu  (+); macroalbumin (MAC) niệu (+) hoặc BTMT giai đoạn 3 + 4 cũng như BTMT giai đoạn 1 + 2, p < 0,001. Nồng độ albumin máu và mức lọc cầu thận (MLCT) là hai yếu tố có giá trị dự báo tốt thiếu máu. Tại nồng độ 37,1 g/L huyết thanh albumin có giá trị dự báo thiếu máu với diện tích dưới đường cong (ROC) là 0,787 (p < 0,001) và tại điểm cắt 37,3 mL/phút, MLCT cũng có giá trị dự báo tốt thiếu máu với ROC là 0,786, p < 0,001. Kết luận: Thiếu máu là biểu hiện thường gặp ở BN ĐTĐ týp 2 có TTT. Nồng độ albumin máu và MLCT là hai yếu tố có giá trị dự báo tốt tình trạng thiếu máu. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2017). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ týp 2:1-37.
2. Barbieri J., Fontela P.C., Winkelmann E.R., et al. (2015). Anemia in patients with type 2 diabetes mellitus. Anemia; 2015:354737.
3. Deray G., Heurtier A., Grimaldi A., et al. (2004). Anemia and diabetes. Am J Nephrol; 24(5):522-6.
4. Feteh V.F., Choukem S.P., Kengne A.P., et al. (2016). Anemia in type 2 diabetic patients and correlation with kidney function in a tertiary care sub-Saharan African hospital: A cross-sectional study. BMC Nephrol; 17:29.
5. Fiseha T., Adamu A., Tesfaye M., et al. (2019). Prevalence of anemia in diabetic adult outpatients in Northeast Ethiopia. PLoS One; 14(9):e0222111.
6. Taderegew M.M., Gebremariam T., Tareke A.A., et al. (2020). Anemia and its associated factors among type 2 diabetes mellitus patients attending debre Berhan Referral Hospital, North-East Ethiopia: A cross-sectional study. J Blood Med;11:47-58.
7. Nguyễn Văn Hùng (2019). Nghiên cứu nồng độ sắt, ferritin và khả năng gắn sắt toàn phần trong huyết tương ở BN bệnh thận mạn tính chưa điều trị thay thế thận. Luận án Tiến sĩ. Học viện Quân y.
8. Panjeta M., Tahirović I., Sofić E., et al. (2017). Interpretation of erythropoietin and haemoglobin levels in patients with various stages of chronic kidney disease. J Med Biochem; 36(2):145-152.
9. Zhang J., Zhang R., Wang Y., et al. (2019). The level of serum albumin is associated with renal prognosis in patients with diabetic nephropathy. J Diabetes Res; 7825804.
10. Adane T., Getawa S. (2021). Anaemia and its associated factors among diabetes mellitus patients in Ethiopia: A systematic review and meta‐analysis. Endocrinol Diabetes Metab; 4(3): e00260.