NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI TRUNG TÂM HỒI SỨC CẤP CỨU - CHỐNG ĐỘC, BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 NĂM 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ở bệnh nhân (BN) sốc nhiễm khuẩn (SNK) tại Trung tâm Hồi sức Cấp cứu - Chống độc, Bệnh viện Quân y 103. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu trên 50 BN SNK, > 18 tuổi từ tháng 01 - 11/2022. Kết quả: 50 BN được chẩn đoán SNK, trong đó 36 BN (72%) cấy máu dương tính và 14 BN (28%) cấy máu âm tính. A. baumannii và E. coli là các tác nhân thường gặp nhất (28% và 17%) ở BN SNK. Tuổi, giới tính và điểm GCS tương đương giữa 2 nhóm (p > 0,05). Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm cấy máu âm tính và dương tính về tỷ lệ BN phải thở máy (57,14% so với 61,1%; p > 0,05), tỷ lệ phải điều trị thay thế thận CRRT (57,14% so với 44,4%; p > 0,05) và nồng độ PCT (49,9 ± 36,3 so với 47,43 ± 40,5; p > 0,05). Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong ở nhóm cấy máu dương tính cao hơn có ý nghĩa thống kê (66,67% so với 28,57% ; p < 0,05). Tuổi, giới tính, huyết áp trung bình và nồng độ lactate máu là các yếu tố nguy cơ liên quan đến tỷ lệ cấy khuẩn cấy máu dương tính với vi khuẩn. Kết luận: Tỷ lệ tử vong ở BN SNK có cấy máu dương tính cao hơn có ý nghĩa so với cấy máu âm tính. Tuổi, giới tính, huyết áp trung bình và nồng độ lactate là các yếu tố nguy cơ độc lập liên quan đến tỷ lệ cấy khuẩn dương tính ở BN SNK.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kháng kháng sinh, Vi khuẩn, Sốc nhiễm khuẩn
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Mạnh Hùng (2004). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị rối loạn đông máu ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Y học Thực hành: 15-17.
3. Trần Xuân Thịnh (2017). Nghiên cứu sự biến đổi và giá trị tiên lượng của procalcitonin huyết thanh ở bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Stefano Busani (2017). Mortality in patients with septic shock by multidrug resistant bacteria. Journal of Intensive Care Medicine; 34(1): 48-54.
5. S. Dugar (2020). Sepsis and septic shock: Guideline-based management. Cleve Clin J Med; 87(1): 53-64.
6. Yen-Chang Huang (2021). Comparison between culture-positive and culture-negative septic shock in emergency department patients. Research square.
7. S. Kethireddy (2018). Culture-negative septic shock compared with culture-positive septic shock: A retrospective cohort study. Crit Care Med; 46(4): 506-512.
8. Y. Li (2021). Comparison of culture-negative and culture-positive sepsis or septic shock: A systematic review and meta-analysis. Crit Care; 25(1): 167.
9. M. Shankar-Hari (2016). Developing a new definition and assessing new clinical criteria for septic shock: for the third international consensus definitions for sepsis and septic shock (sepsis-3). JAMA; 315(8): 775-787.
10. M. Singer (2016). The third international consensus definitions for sepsis and septic shock (sepsis-3). JAMA; 315(8): 801-810.