MÔ TẢ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH VÀ MÔ BỆNH HỌC CỦA VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH

Nguyễn Thị Huyền1, Quản Thành Nam1,, Lê Thị Tuyết Ngân, Đỗ Lan Hương, Nghiêm Đức Thuận3
1 Bộ môn Khoa Tai Mũi họng
2 
3 Học viện Quân Y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả triệu chứng lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính (CLVT) và mô bệnh học của viêm mũi xoang mạn tính (VMXMT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu từng trường hợp trên 33 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán VMXMT và điều trị bằng phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang (PTNSCNMX) từ tháng 01/2022 - 8/2022. Kết quả: Tổng điểm trung bình SNOT-20 là 16,45 ± 5,82; điểm Lund - Kennedy trung bình: 4,7 ± 1,33; điểm Lund - Mackay trung bình: 4,82 ± 1,84; số lượng tế bào /HPF: Eosinophil (63,33 ± 97,1), Neutrophil (4,3 ± 7,88) và Lympho (36,36 ± 29); tế bào tuyến 76 - 100% (69,7%); dị sản vảy (27,3%); mô đệm phù (81,8%); mô đệm xơ hoá (51,5%); mức độ viêm: trung bình (45,5%). Kết luận: Nên dùng các thang điểm để tăng tính khách quan trong đánh giá tình trạng viêm mũi xoang dựa trên cơ năng, thực thể, CLVT mũi xoang và làm mô bệnh học để có cơ sở cho điều trị VMXMT. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Marcus S., Roland L. T., DelGaudio J. M., et al (2019). The relationship between allergy and chronic rhinosinusitis. Laryngoscope Investig Otolaryngol; 4(1):13-17.
2. Snidvongs K., Lam M., Sacks R., et al (2012). Structured histopathology profiling of chronic rhinosinusitis in routine practice. Int Forum Allergy Rhinol; 2(5):376-385.
3. Fokkens Wytske J. (2020). Executive summary of EPOS 2020 including integrated care pathways. Rhinology; (58):82-111.
4. Gliklich R. E., Metson R. (1995). The health impact of chronic sinusitis in patients seeking otolaryngologic care. Otolaryngol Head Neck Surg; 113(1):104-109.
5. Razmpa Ebrahim, Saedi Babak, Dostee Amin, et al (2013). Correlation of preoperative sinusitis patients' characteristics with final diagnostic findings. Acta medica Iranica; 51:525-529.
6. Bhattacharyya T., Piccirillo J., Wippold F. J., 2nd (1997). Relationship between patient-based descriptions of sinusitis and paranasal sinus computed tomographic findings. Arch Otolaryngol Head Neck Surg; 123(11):1189-1192.
7. Ryan W. R., Ramachandra T., Hwang P. H. (2011). Correlations between symptoms, nasal endoscopy, and in-office computed tomography in post-surgical chronic rhinosinusitis patients. Laryngoscope; 121(3):674-678.
8. Aslan F., Altun E., Paksoy S., et al (2017). Could Eosinophilia predict clinical severity in nasal polyps? Multidiscip Respir Med; 12:21.
9. Soler Z. M., Sauer D. A., Mace J., et al (2009). Relationship between clinical measures and histopathologic findings in chronic rhinosinusitis. Otolaryngol Head Neck Surg; 141(4):454-461.
10. Võ Thanh Quang (2004). Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị viêm đa xoang mạn tính qua phẫu thuật nội soi chức năng mũi-xoang. Luận án Tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
11. Amine M., Lininger L., Fargo K. N., et al (2013). Outcomes of endoscopy and computed tomography in patients with chronic rhinosinusitis. Int Forum Allergy Rhinol; 3(1):73-79.
12. Bhattacharyya N., Fried M. P. (2003). The accuracy of computed tomography in the diagnosis of chronic rhinosinusitis. Laryngoscope; 113(1):125-129.
13. Raman Anish, Papagiannopoulos Peter, Kuhar Hannah N., et al (2018). Histopathologic Features of Chronic Sinusitis Precipitated by Odontogenic Infection. American Journal of Rhinology & Allergy; 33(2): 113-120.