NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH SIÊU ÂM DOPPLER VÀ FIBROSCAN Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH GAN MẠN TÍNH

Nop Vannarath, Nguyễn Văn Đàn, Hoàng Đình Anh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hình ảnh siêu âm Doppler và Fibroscan ở bệnh nhân (BN) mắc bệnh gan mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 66 BN được chẩn đoán bệnh gan mạn tính, điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 9/2021 - 9/2022. Xét nghiệm một số thông số AST, ALT, GGT, tiểu cầu, chỉ số FIB4. Siêu âm Doppler khảo sát tĩnh mạch cửa (TMC), động mạch gan, RI động mạch gan và siêu âm Fibroscan đánh giá mức độ nhiễm mỡ S0 - S4, mức độ xơ hoá gan F0 - F4 theo Metavir. Kết quả: Triệu chứng thường gặp: Đau tức vùng gan (30,30%), sạm da (30,30%), tăng AST, ALT, GGT (lần lượt là 31,82%, 39,39% và 39,39%), chỉ số FIB-4 < 1,45 (54,55%). Trên siêu âm Doppler, tỷ lệ giãn TMC là 10,61%, tăng RI động mạch gan 48,48%, trên siêu âm Fibroscan, tỷ lệ gan nhiễm mỡ là 43,94%, xơ hóa F0 - F1 chiếm đa số (68,18%), xơ hoá F4 chiếm 13,64%. Kết luận: BN mắc bệnh gan mạn tính cần được siêu âm Doppler và Fibroscan để đánh giá trở kháng động mạch gan, phát hiện nhiễm mỡ, xơ hoá gan và xác định xơ gan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. So Kumar (2021). Overview of chronic hepatitis. MSD Muanual Consumer Version.
2. Eo Zhou, Co Yang, Yo Gao (2021). Effect of alcohol on the progress of hepatitis B cirrhosis. Annals of Palliative Medicine; 10(1): 415-424.
3. Sharma A., Nagalli S. (2021). Chronic liver disease. StatPearls [Internet].
4. Ginès Pere, Castera Laurent, Lammert Frank, et al (2022). Population screening for liver fibrosis: Toward early diagnosis and intervention for chronic liver diseases. Hepatology; 75(1): 219-228
5. Trần Bảo Nghi (2016). Nghiên cứu xơ hóa gan ở bệnh nhân bệnh gan mạn đo bằng đàn hồi gan thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học. Trường Đại học Y Dược Huế.
6. Vũ Minh Thắng (2011). Bệnh gan mạn tính. Nội Tiêu hóa - Phần II: Bệnh học Tiêu hóa. NXB Quân đội Nhân dân: 258-275.
7. Xiao G., Yang J., Yan L. (2015). Comparison of diagnostic accuracy of aspartate aminotransferase to platelet ratio index and fibrosis-4 index for detecting liver fibrosis in adult patients with chronic hepatitis B virus infection: a systemic review and meta-analysis. Hepatology; 61(1): 292-302.
8. Phạm Cẩm Phương, Phạm Văn Thái, Nguyễn Thuận Lợi và CS (2021). Đánh giá mối tương quan bộ ba Afp, Afp-L3, Pivka-Ii với các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan C. Tạp chí Y học Việt Nam; 508.
9. Fallatah Hind I., Akbar Hisham O., Fallatah Alyaa M. (2016). Fibroscan compared to FIB-4, APRI, and AST/ALT ratio for assessment of liver fibrosis in Saudi patients with nonalcoholic fatty liver disease; 16(7).
10. Hoàng Trọng Thảng, Nguyễn Đức Chung. Giá trị của lưu lượng tĩnh mạch cửa và trở kháng động mạch gan ở bệnh nhân xơ gan. Trường Đại học Y Dược Huế.
11. Iwao Tadashi, Toyonaga Msushi, Oho Kazuhiko, et al. (1997). Value of Doppler ultrasound parameters of portal vein and hepatic artery in the diagnosis of cirrhosis and portal hypertension; 92(6).
12. He Tingshan, Li Jing, Ouyang Yanling et al (2020). Fibroscan detection of fatty liver/liver fibrosis in 2,266 cases of chronic hepatitis B; 8(2): 113.
13. Nguyễn Thị Hoa (2021). Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tỷ lệ gan nhiễm mỡ trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa bằng máy Fibroscan Touch tại Bệnh viện 19-8, Bộ Công an. Tạp chí Nội tiết và đái tháo đường; 45: 70-75.
14. Nudo Carmine G., Jeffers Lennox J., Bejarano Pablo A., et al (2008). Correlation of laparoscopic liver biopsy to elasticity measurements (FibroScan) in patients with chronic liver disease; 4(12): 862.