ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TIM MẠCH SAU CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả chương trình phục hồi chức năng tim mạch (PHCNTM) sau can thiệp động mạch vành qua da (CTĐMVQD). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, có nhóm đối chứng trên 72 bệnh nhân (BN) sau CTĐMVQD ổn định, được chia làm 2 nhóm, nhóm can thiệp (CT) gồm 36 BN, được tập PHCNTM ngoại trú tại Khoa Phục hồi chức năng (PHCN) và nhóm đối chứng (ĐC) gồm 36 BN không thể tập tại Khoa PHCN và được hướng dẫn tập tại nhà từ tháng 4/2022 - 12/2023. Kết quả: PHCNTM an toàn với BN sau CTĐMVQD, không xảy ra các biến chứng tim mạch, hô hấp và thần kinh. Nhóm CT cải thiện VO2 tối đa 2,04 ± 1,87 mL/kg/phút (p < 0,01), nghiệm pháp đi bộ 6 phút tăng khoảng cách 49m (p < 0,01) và lượng giá chất lượng cuộc sống (CLCS) theo thang điểm MacNew cải thiện (p < 0,01), gồm ba điểm thành phần là tinh thần (p < 0,05), thể chất (p < 0,01) và xã hội (p < 0,01), thay đổi có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Chương trình PHCNTM an toàn và hiệu quả trên kết quả lượng giá chức năng tim mạch, CLCS cho BN sau CTĐMVQD.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phục hồi chức năng tim mạch, Can thiệp động mạch vành qua da, VO2 tối đa, Nghiệm pháp đi bộ 6 phút, MacNew
Tài liệu tham khảo
2. Anderson L, Oldridge N, Thompson DR, Zwisler AD, Rees K, Martin N, et al. Exercise-Based cardiac rehabilitation for coronary heart disease: Cochrane systematic review and meta-analysis. J Am Coll Cardiol. 2016; 67(1):1-12.
3. Baykal Şahin H, Kalaycıoğlu E, Şahin M. The effect of cardiac rehabilitation on kinesiophobia in patients with coronary artery disease. Turk J Phys Med Rehabil. 2021; 67(2):203-210.
4. Kerrigan DJ, Williams CT, Ehrman JK, Saval MA, Bronsteen K, Schairer JR, et al. Cardiac rehabilitation improves functional capacity and patient-reported health status in patients with continuous-flow left ventricular assist devices: The Rehab-VAD randomized controlled trial. JACC Heart Fail. 2014; 2(6):653-659.
5. Kim AR NT, Oh HM, Park E, Huh JW, et al. Effect of hospital-based cardiac rehabilitation on quality of life and physical capacity in acute myocardial infarction patients: 2 years follow up. J Clin Exp Cardiolog. 2018; 9:573.
6. Guazzi M, Adams V, Conraads V, Halle M, Mezzani A, Vanhees L, et al. Clinical recommendations for cardiopulmonary exercise testing data assessment in specific patient populations. Circulation. 2012; 126(18):2261-2274.
7. El Missiri A, Amin SA, Tawfik IR, Shabana AM. Effect of a 6-week and 12-week cardiac rehabilitation program on heart rate recovery. Egypt Heart J. 2020; 72(1):69.
8. Beigienė A, Petruševičienė D, Barasaitė V, Kubilius R, Macijauskienė J. Cardiac rehabilitation and complementary physical training in elderly patients after acute coronary syndrome: A pilot study. Medicina (Kaunas). 2021; 57(6).
9. Ferrer-Sargues FJ, Fabregat-Andrés Ó, Martínez-Hurtado I, Salvador-Coloma P, Martínez-Olmos FJ, Lluesma-Vidal M, et al. Effects of neuromuscular training compared to classic strength-resistance training in patients with acute coronary syndrome: A study protocol for a randomized controlled trial. PLoS One. 2020; 15(12):e0243917.