HIỆU QUẢ CỦA LIỆU PHÁP SIÊU ÂM XUNG TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM CÂN GAN BÀN CHÂN MẠN TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của liệu pháp siêu âm xung trong điều trị viêm cân gan bàn chân mạn tính. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, mù đôi được thực hiện trên 59 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán viêm cân gan bàn chân mạn tính 1 bên. BN được chia thành 2 nhóm: Nhóm can thiệp với 30 BN được điều trị bằng siêu âm xung liều cao kết hợp với kéo giãn trong 4 tuần; nhóm chứng với 29 BN được điều trị bằng phương pháp kéo giãn trong 4 tuần. Điểm đau VAS (visual analog scale), độ dày cân gan bàn chân trên siêu âm và chỉ số chức năng bàn chân FFI (foot function index) được đánh giá lúc nhập viện và sau điều trị 4 tuần. Số liệu được phân tích và xử lý bằng các thuật toán thống kê và mức ý nghĩa thống kê đề xuất là 5%. Kết quả: Sau 4 tuần điều trị điểm đau VAS, độ dày cân gan bàn chân và FFI bên bệnh đều giảm đáng kể ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng, có ý nghĩa thống kê với cùng giá trị p = 0,001. Kết luận: Liệu pháp siêu âm xung liều cao tiến hành trước khi thực hiện kéo giãn có tác dụng giảm đau nhanh và cải thiện chức năng bàn chân trong điều trị viêm cân gan bàn chân mạn tính.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Liệu pháp siêu âm xung, Viêm cân gan bàn chân mạn tính, Kéo giãn cơ
Tài liệu tham khảo
2. Rabadi D, Seo S, Wong B, Chung D, Rai V, Agrawal DK. Immunopathogenesis, early detection, current therapies and prevention of plantar fasciitis: A concise review. International Immunopharmacology. 2022; 110:109023. DOI 10.1016/ j.intimp.2022.109023.
3. Rasenberg N, Bierma-Zeinstra SM, Bindels PJ, Van Der Lei J, Van Middelkoop M. Incidence, prevalence, and management of plantar heel pain: A retrospective cohort study in Dutch primary care. Br J Gen Pract. 2019 Oct 31; 69(688).
4. Latt LD, Jaffe DE, Tang Y, Taljanovic MS. Evaluation and treatment of chronic plantar fasciitis. Foot Ankle Orthop. 2020 Feb 13; 5(1):2473011419896763. DOI: 10.1177/ 2473011419896763.
5. Alhakami AM, Babkair RA, Sahely A, Nuhmani S. Effectiveness of therapeutic ultrasound on reducing pain intensity and functional disability in patients with plantar fasciitis: A systematic review of randomised controlled trials. PeerJ. 2024 Mar 22; 12:17147. DOI: 10.7717/peerj.17147.
6. Digiovanni BF, Nawoczenski DA, Malay DP, Graci PA, Williams TT, Wilding GE, Baumhauer JF. Plantar fascia-specific stretching exercise improves outcomes in patients with chronic plantar fasciitis. A prospective clinical trial with two-year follow-up. J Bone Joint Surg Am. 2006 Aug; 88(8):1775-1781. DOI: 10.2106/JBJS.E.01281. PMID: 16882901.
7. Budiman-Mak E, Conrad KJ, Roach KE. The foot function index: A measure of foot pain and disability. J Clin Epidemiol. 1991; 44(6):561-570. DOI: 10.1016/0895-4356(91)90220-4. PMID: 2037861.
8. Thomas A. Koc Jr, Christopher G. Bise, Christopher Neville, Dominic Carreira, Robroy L. Martin, and Christine M. McDonough. Heel pain - plantar fasciitis: Revision 2023. J Orthop Sports Phys Ther. 2023; 53(12):CPG1-CPG39. DOI:10.2519/jospt.2023.0303.
9. Slayton MH, Baravarian B, Amodei RC, Compton KB, Christensen DN, McNelly A, Latt LD. Intense therapeutic ultrasound for pain relief in the treatment for chronic plantar fasciopathy. Foot Ankle Orthop. 2019 Aug 20; 4(3).
10. Rakesh Kumar. Comparison between Effects of 1MHz versus 3MHz frequency of ultrasound on extensibility of tight plantar flexors. GJRA - Global Journal for Research Analysis. Vol-6, Issue-6, June-2017.
11. Cárdenas-Sandoval RP, Pastrana-Rendón HF, Avila A, et al. Effect of therapeutic ultrasound on the mechanical and biological properties of fibroblasts. Regen. Eng. Transl. Med. 2023; 9:263-278.