GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA NỒNG ĐỘ cf EBV ADN HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ VÒM MŨI HỌNG

Đỗ Lan Hương1, , Nghiêm Đức Thuận2, Nguyễn Văn Ba2, Quản Thành Nam1, Nguyễn Phi Long1, Nguyễn Văn Đăng3,4, Nguyễn Đình Ứng5, Đào Thùy Trang5
1 Bộ môn - Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y
2 Học viện Quân y
3 Khoa xạ Đầu, cổ, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều
4 Bộ môn Ung thư, Đại học Y Hà Nội
5 Trung tâm Sinh học phân tử, Viện Nghiên cứu Y Dược học Quân sự, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá giá trị tiên lượng sống thêm (ST) của nồng độ cf EBV (Epstein Barr virus) ADN huyết tương ở bệnh nhân (BN) ung thư biểu mô vòm mũi họng (UTBMVMH). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả theo dõi dọc trên 84 BN UTBMVMH thể không biệt hóa giai đoạn III - IVa tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều từ tháng 8/2021 - 8/2024. Kết quả: Giá trị ngưỡng tốt nhất dự báo tái phát/di căn của EBV6 là 1,5 copy/mL và EBV12 là 9,0 copy/mL, p < 0,001. Tỷ lệ ST không bệnh và ST toàn bộ ở nhóm dưới ngưỡng cao hơn nhóm trên ngưỡng có ý nghĩa thống kê (p < 0,005). Phân tích đa biến, EBV6 và EBV12 là yếu tố tiên lượng độc lập cho ST không bệnh và ST toàn bộ. Dự báo ST không bệnh: EBV6 (1,5 copy/mL) có HR = 9,585 (95%CI = 3,124 - 29,411), p < 0,0001; EBV12 (9,0 copy/mL) có HR = 10,359 (95%CI = 2,528 - 42,442), p = 0,001. Dự báo ST toàn bộ: EBV12 (9,0 copy/mL) có HR = 5,933 (95%CI = 1,141 - 30,852), p < 0,05; EBV6 (1,5 copy/mL) có HR = 5,517 (95%CI = 1,604 - 18,975), p < 0,05. Kết luận: Ngưỡng EBV6 tối ưu là 1,5 copy/mL và EBV12 tối ưu là 9,0 copy/mL, là các yếu tố tiên lượng độc lập cho thời gian ST không bệnh và ST toàn bộ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wong KCW, et al. Nasopharyngeal carcinoma: An evolving paradigm. Nat Rev Clin Oncol. 2021; 18(11):679-695.
2. Hoàng Đào Chinh, Lê Văn Quảng. Giá trị tiên lượng của tổng thể tích u ở bệnh nhân ung thư vòm mũi họng giai đoạn III - IVB sau xạ trị điều biến liều. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2020; 137(1)-2021:84-92.
3. Wang P, et al. Treatment outcomes of induction chemotherapy combined with intensity-modulated radiotherapy and adjuvant chemotherapy for locoregionally advanced nasopharyngeal carcinoma in Southeast China. Medicine (Baltimore). 2021; 100(33):27023.
4. Qu H, et al. Prognostic value of Epstein-Barr virus DNA level for nasopharyngeal carcinoma: A meta-analysis of 8128 cases. Eur Arch Otorhinolaryngol. 2020; 277(1):9-18.
5. Wang WY, et al. Long-term survival analysis of nasopharyngeal carcinoma by plasma Epstein-Barr virus DNA levels. Cancer. 2013; 119(5):963-970.
6. Li W, et al. Long-term monitoring of dynamic changes in plasma EBV DNA for improved prognosis prediction of nasopharyngeal carcinoma. Cancer Med. 2021; 10(3):883-894.
7. Lai L, et al. Pretreatment plasma EBV-DNA load guides induction chemotherapy followed by concurrent chemoradiotherapy in locoregionally advanced nasopharyngeal cancer: A meta-analysis. Front Oncol. 2020; 10:610787.
8. Qiu-Yan Chen, et al. Combination of tumor volume and Epstein-Barr virus DNA improved prognostic stratification of stage II nasopharyngeal carcinoma in the intensity modulated radiotherapy era: A large-scale cohort study. Cancer Res Treat. 2018; 50(3):11.
9. Anh VNQ, Van Ba N, Anh DT, et al. Validation of a highly sensitive qPCR assay for the detection of plasma cell-free Epstein-Barr virus DNA in nasopharyngeal carcinoma diagnosis. Cancer Control. Jul-Aug 2020; 27(3):1073274820944286. DOI:10.1177/ 1073274820944286.
10. Phạm Lâm Sơn, Vũ Hồng Thăng, Bùi Quang Vinh. Nghiên cứu một số yếu tố dự báo kết quả hóa xạ trị ung thư vòm mũi họng giai đoạn II-III. Tạp chí Y Dược học Quân sự. 2022; 9:10.