NHẬN XÉT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN PHẪU THUẬT TRƯỢT THÂN ĐỐT SỐNG HAI TẦNG LIỀN KỀ VÙNG THẮT LƯNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến phẫu thuật trượt thân đốt sống hai tầng liền kề vùng thắt lưng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả được thực hiện trên 30 người bệnh (NB) mắc trượt đốt sống hai tầng liền kề vùng thắt lưng, được phẫu thuật (PT) từ tháng 5/2020 - 12/2023 tại Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Quân y 175. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến PT. Kết quả: 60% NB có thời gian PT trong khoảng 120 - 180 phút. 53,3% các trường hợp mảnh ghép nằm ở 1/3 giữa thân đốt và 46,7% các trường hợp mảnh ghép nằm ở 1/3 trước thân đốt. 70% vít nằm ở bờ trên cuống và 30% vít nằm ở giữa cuống. Nhóm NB ≥ 60 tuổi có tỷ lệ ODI ở mức 1 cao hơn nhóm NB 40 - 59 tuổi (p = 0,54). Nhóm NB nữ có tỷ lệ ODI ở mức 1 cao hơn nhóm NB nam (p = 0,17). Nhóm NB trượt độ I trước PT có tỷ lệ ODI ở mức 1 cao hơn nhóm NB trượt độ II trước PT (p = 0,29). Kết luận: PT cố định bằng vít và ghép xương cho kết quả tốt. Chỉ số ODI không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm NB theo độ tuổi, giới tính và mức độ trượt đốt sống trước PT.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Trượt đốt sống 2 tầng, Vùng lưng, Phẫu thuật
Tài liệu tham khảo
2. Phan Văn Tuấn, Nguyễn Văn Dương, Nguyễn Lê Hoan. Phẫu thuật điều trị mất vững cột sống thắt lưng bằng phương pháp hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023; (60):24-30.
3. Nguyễn Vũ. Nghiên cứu điều trị trượt đốt sống thắt lưng bằng phương pháp cố định cột sống qua cuống kết hợp hàn xương liên thân đốt. Đại học Y Hà Nội. 2015.
4. Hoàng Gia Du, Nguyễn Đức Hoàng. Đánh giá độ chính xác vít qua cuống trong phẫu thuật trượt đốt sống thắt lưng bằng phương pháp plif/tlif có hỗ trợ O-arm. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022; 514(2).
5. van Hooff M L, Mannion AF, Staub LP, et al. Determination of the Oswestry Disability Index score equivalent to a "satisfactory symptom state" in patients undergoing surgery for degenerative disorders of the lumbar spine-a Spine Tango registry-based study. Spine J. 2016; 16(10):1221-1230.
6. Khan JM, Basques BA, Harada GK, et al. Does increasing age impact clinical and radiographic outcomes following lumbar spinal fusion? Spine J. 2020; 20(4):563-571.
7. Taha Ahmed, Youssef Mohamed. Surgical results of posterior lumbar interbody fusion with transpedicular fixation in management of spondylolisthesis. Open Journal of Modern Neurosurgery. 2020; 10(01): 146-156.
8. Zhang S, Ye C, Lai Q, et al. Double-level lumbar spondylolysis and spondylolisthesis: A retrospective study. J Orthop Surg Res. 2018; 13(1):55.