KHẢO SÁT RỐI LOẠN TRẦM CẢM BẰNG THANG ĐIỂM DASS-21 Ở BỆNH NHÂN LỌC MÁU CHU KỲ

Phạm Ngọc Thảo1, Lê Việt Thắng2, Phạm Quốc Toản2,
1 Bộ môn - Khoa Chẩn đoán chức năng, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y
2 Bộ môn - Khoa Thận lọc máu, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ rối loạn trầm cảm (RLTC) bằng thang điểm đánh giá mức độ lo âu, trầm cảm và stress (depression anxiety stress scale-21 - DASS-21) và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân (BN) lọc máu chu kỳ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 60 BN lọc máu chu kỳ được thu thập từ tháng 8/2023 - 5/2024 tại Khoa Thận và lọc máu, Bệnh viện Quân y 103. Tình trạng RLTC của BN được khảo sát bằng bộ câu hỏi đánh giá DASS-21. Phân tích tương quan Pearson, kiểm định independent sample T-test và phân tích phương sai được sử dụng để phân tích số liệu. Kết quả: Tỷ lệ BN có RLTC là 18,3%. Nồng độ ure máu có tương quan thuận và có ý nghĩa thống kê với điểm đánh giá RLTC. Ngược lại, nồng độ albumin máu có tương quan nghịch và có ý nghĩa thống kê với điểm đánh giá RLTC. Nhóm > 50 tuổi tăng có ý nghĩa thống kê về điểm đánh giá RLTC so với nhóm < 30 tuổi. Tương tự, nhóm BN thiếu máu có điểm RLTC lớn hơn có nghĩa thống kê so với nhóm không thiếu máu. Kết luận: Tăng tỷ lệ RLTC ở BN lọc máu chu kỳ. Tuổi, nồng độ ure, albumin trong máu và thiếu máu là các yếu tố liên quan tới biểu hiện trầm cảm ở BN lọc máu chu kỳ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. United State Renal Data System 2023. End Stage Renal Disease, chapter 1. https://usrds-adr.niddk.nih.gov/2023/ end-stage-renal-disease/1-incidence-prevalence-patient-characteristics-and-treatment-modalities. Accessed on September 10, 2023.
2. Kop WJ, Seliger SL, Fink JC. Longitudinal association of depressive symptoms with rapid kidney function decline and adverse clinical renal disease outcomes. Clin J Am Soc Nephrol. 2011; 6:834–844.
3. Palmer S, Vecchio M, Craig JC, Tonelli M, Johnson DW, Nicolucci A, Pellegrini F, Saglimbene V, Logroscino G, Fishbane S, Strippoli GF. Prevalence of depression in chronic kidney disease: Systematic review and meta-analysis of observational studies. Kidney Int. 2013;84(1):179-91.
4. Minh LC, Bình NT, Chiến VĐ, Phong ND. Tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan ở người bệnh chạy thân nhân tạo tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2021. Tạp Chí Y học Cộng đồng; 2022; 63(4).
5. Lovibond, SH and Lovibond, PF. Manual for the depression anxiety stress scales (2nd ed). Sydney: Psychology Foundation. 1995
6. Tian N, Chen N, Li PK. Depression in dialysis. Curr Opin Nephrol Hypertens. 2021; 30(6):600-612
7. World Health Organization (WHO). Mental health in Viet Nam. https://www.who.int/vietnam/health-topics/mental-health (Accessed on March 3, 2024)
8. Kumar A, Jain A, Rikhari P. Biochemical and sociodemographic correlates of major depressive disorder in patients with chronic kidney disease receiving hemodialysis. Cureus. 2023; 15(8):e43267.