NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG THỨC BÀO CHẾ KEM BÔI DA COBRATOFOR ĐỂ GIẢM ĐAU, CHỐNG VIÊM TẠI CHỖ

Bùi Việt Cường1, Đàm Huy Hoàng1, , Phạm Đức Thịnh2, Trần Thị Phương Thảo2, Nguyễn Doãn Anh3, Nguyễn Thị Phương Thảo4
1 Trung tâm Nuôi trồng Nghiên cứu Chế biến Dược liệu, Cục Hậu cần, Quân khu 9
2 Học viện Quân y
3 Bệnh viện Quân y 121, Cục Hậu cần, Quân khu 9
4 Kho xưởng Dược 131, Cục Hậu cần, Quân khu 9

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xây dựng công thức bào chế kem bôi da Cobratofor chứa nọc rắn hổ mang, methyl salicylat (MET), menthol (MEN), camphor (CAM), tinh dầu bạc hà, tinh dầu quế để giảm đau, chống viêm tại chỗ. Phương pháp nghiên cứu: Bào chế kem bằng phương pháp nhũ hóa trực tiếp, xây dựng công thức bào chế thông qua các khảo sát về pha dầu, chất nhũ hóa, tỷ lệ pha dầu và chất làm tăng tính thấm. Công thức kem được đánh giá các chỉ tiêu về tính chất, độ pH, độ ổn định sau ly tâm, độ ổn định theo chu trình nhiệt, độ ổn định vật lý và đánh giá tính thấm qua màng da chuột in vitro. Kết quả: Thành phần pha dầu thích hợp để bào chế kem bôi da Cobratofor là dầu parafin, dầu olive, alcol cetylic, alcol cetostearylic, sáp ong, glycerin stearat. Tween 80 và natri laurylsulphat (NLS) đều phù hợp để bào chế kem, trong đó Tween 80 1,5% cho kem ổn định và có thể chất phù hợp nhất. Isopropyl myristat (IPM) và glycerin có tác dụng làm tăng tính thấm cho MET qua màng da chuột. Công thức bào chế thích hợp nhất là CT18, có tính thấm của MET qua màng da chuột tương đương với thuốc đối chiếu Deep Heat Rub Plus. Kết luận: Đã xây dựng được công thức bào chế kem bôi da Cobratofor chứa nọc rắn hổ mang, MET, MEN, CAM, tinh dầu bạc hà, tinh dầu quế để giảm đau, chống viêm tại chỗ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Hồng Vân, Hoàng Ngọc Hùng. Góp phần nghiên cứu nọc rắn hổ mang Việt Nam dùng làm thuốc. Tạp chí Dược học. 1983; 5:11-13.
2. Đặng Hồng Vân, Đào Văn Phan, Hoàng Ngọc Hùng và CS. Nghiên cứu nọc rắn hổ mang Việt Nam dùng làm thuốc. Tạp chí Dược học. 1984; 3:16-23.
3. Bộ Y tế. Dược điển Việt Nam, lần xuất bản thứ năm. Nhà xuất bản Y học. 2017.
4. Manisha Yogesh Sonalkar, Sachin Annasaheb Nitave. Formulation and evaluation of polyherbal cosmetic cream. World J Pharm Pharm Sci. 2016; 5:772-779.
5. Srirod S, Tewtrakul S. Anti-inflammatory and wound healing effects of cream containing Curcuma mangga extract. Journal of Ethnopharmacology. 2019; 238-111828:1-8.
6. Wang T, Miller D, Burczynski F, et al. Evaluation of percutaneous permeation of repellent DEET and sunscreen oxybenzone from emulsion-based formulations in artificial membrane and human skin. Acta Pharmaceutica Sinica B. 2014; 4(1):43-51.