VIÊM PHỔI DO PNEUMOCYSTIS JIROVECII TRÊN NGƯỜI BỆNH GHÉP THẬN: CA LÂM SÀNG VÀ TỔNG QUAN Y VĂN

Huỳnh Ngọc Phương Thảo1,2, , Trần Minh Hoàng1,2, Bùi Thị Hạnh Duyên3
1 Phân môn Thận, Bộ môn Nội, khoa Y, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Khoa nội Thận - Thận nhân tạo, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3 Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Viêm phổi do Pneumocystis Jirovecii (PJP) là tình trạng nhiễm trùng cơ hội có thể gặp trên người bệnh (NB) ghép thận, nhất là trong giai đoạn 6 tháng đầu sau ghép. Đây là nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở NB ghép thận. Chúng tôi báo cáo hai trường hợp PJP trên NB ghép thận được điều trị tại Bệnh viện Đại học  Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (BV ĐHYD TPHCM). Trường hợp thứ nhất, NB được ghép thận tại BV ĐHYD TPHCM, đây là ca đầu tiên ghi nhận biến chứng PJP tại trung tâm của chúng tôi. Trường hợp này, PJP xảy ra sau ghép khoảng 2,5 tháng, với các triệu chứng lâm sàng không rõ ràng và tổn thương phổi khá nặng trên phim X-quang. Trường hợp thứ hai, NB ghép thận tại một trung tâm khác, PJP xảy ra tương đối trễ, sau ghép thận 4 năm. Trong trường hợp này, triệu chứng lo ngại đầu tiên không phải là triệu chứng hô hấp mà là sụt cân không rõ nguyên nhân. Cả hai trường hợp PJP đều nặng, NB có giai đoạn phải chuyển theo dõi tại Khoa Hồi sức tích cực, suy hô hấp nặng phải thông khí hỗ trợ. Mặc dù vậy, cả hai trường hợp đều đáp ứng tốt với điều trị và xuất viện với tình trạng hô hấp hồi phục hoàn toàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Goto N, Futamura K, Okada M, et al. Management of Pneumocystis jirovecii Pneumonia in Kidney Transplantation to Prevent Further Outbreak. Clinical medicine insights Circulatory, respiratory, and pulmonary medicine. 2015; 9(1):81-90. DOI:10.4137/ ccrpm.S23317.
2. Santos CA, Brennan DC, Saeed MJ, Fraser VJ, Olsen MA. Pharmacoepidemiology of cytomegalovirus prophylaxis in a large retrospective cohort of kidney transplant recipients with Medicare Part D coverage. Clinical transplantation. Apr 2016; 30(4):435-444. DOI:10.1111/ ctr.12706.
3. Prasad P, Lo KB, Ram P. Late presentation of Pneumocystis jirovecii pneumonia after renal transplant: A case report. Medical mycology case reports. Jun 2018; 20:33-34. DOI:10.1016/j.mmcr.2018.01.006.
4. Maini R, Henderson KL, Sheridan EA, et al. Increasing Pneumocystis pneumonia, England, UK, 2000-2010. Emerging infectious diseases. Mar 2013; 19(3):386-392. DOI:10.3201/eid1903.121151.
5. Fillatre P, Decaux O, Jouneau S, et al. Incidence of Pneumocystis jiroveci pneumonia among groups at risk in HIV-negative patients. The American journal of medicine. Dec 2014; 127(12):1242.e11-7. DOI:10.1016/ j.amjmed.2014.07.010.
6. Fishman JA, Gans H. Pneumocystis jiroveci in solid organ transplantation: Guidelines from the American Society of Transplantation Infectious Diseases Community of Practice. Clinical transplantation. Sep 2019; 33(9):e13587. DOI:10.1111/ctr.13587.
7. Kim JE, Han A, Lee H, Ha J, Kim YS, Han SS. Impact of Pneumocystis jirovecii pneumonia on kidney transplant outcome. BMC nephrology. Jun 10 2019; 20(1):212. DOI:10.1186/s12882-019-1407-x.
8. Tasaka S, Hasegawa N, Kobayashi S, et al. Serum indicators for the diagnosis of pneumocystis pneumonia. Chest. Apr 2007; 131(4):1173-1180. DOI:10.1378/chest.06-1467.
9. Kales CP, Murren JR, Torres RA, Crocco JA. Early predictors of in-hospital mortality for Pneumocystis carinii pneumonia in the acquired immunodeficiency syndrome. Archives of internal medicine. Aug 1987; 147(8):1413-1417.
10. Tasaka S. Recent Advances in the Diagnosis and Management of Pneumocystis Pneumonia. Tuberculosis and respiratory diseases. Apr 2020; 83(2):132-140. DOI:10.4046/trd.2020. 0015.