ỨNG DỤNG CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC PHỤC HỒI SỚM SAU PHẪU THUẬT (ERAS) CHO NGƯỜI BỆNH GHÉP THẬN

Nguyễn Quang Huy1, , Hoàng Khắc Chuẩn1, Thái Minh Sâm1, Lê Thị Hạnh Phước1, Hà Thị Như Xuân2
1 Khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Khoa Điều dưỡng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ghép thận là phương pháp điều trị hiệu quả cho người bệnh (NB) suy thận giai đoạn cuối. Tuy nhiên, thống kê gần đây cho thấy 36 - 55% người nhận thận không tuân thủ điều trị và khoảng 36 - 45% trong số họ bị nhiễm trùng lần đầu trong vòng 3 năm sau ghép thận. Chính vì thế, điều dưỡng cần có tầm nhìn xa và quan sát tổng thể các vấn đề của NB ghép thận để đưa ra các biện pháp can thiệp cụ thể. Vậy câu hỏi đặt ra là: “Điều dưỡng can thiệp chăm sóc những gì trong giai đoạn NB ghép thận?” Để trả lời câu hỏi này, giao thức phục hồi nâng cao sau phẫu thuật (ERAS) đã ra đời như một khái niệm đa mô thức liên ngành. ERAS đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quá trình phục hồi, hỗ trợ NB ghép thận trước, trong và sau phẫu thuật. ERAS rút ngắn thời gian nằm viện, giảm tỷ lệ biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống nói chung bằng cách cho phép NB quay trở lại các hoạt động bình thường nhanh hơn. Phương pháp tiếp cận toàn diện này đảm bảo NB nhận được sự chăm sóc tối ưu suốt hành trình ghép thận, dẫn đến kết quả thành công và nâng cao sự hài lòng của NB.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jaszczuk S, Natarajan S, Papalois V. Anaesthetic approach to enhanced recovery after surgery for kidney transplantation: A narrative review. Journal of Clinical Medicine. 2022; 11(12):3435.
2. Oodit R, Biccard BM, Panieri E, et al. Guidelines for perioperative care in elective abdominal and pelvic surgery at primary and secondary hospitals in low-middle-income countries (LMIC’s): Enhanced recovery after surgery (ERAS) society recommendation. World Journal of Surgery. 2022/08/01 2022; 46(8):1826- 1843. DOI: 10.1007/s00268-022-06587-w.
3. Romano TM, Linhares MM, Posegger KR, et al. Evaluation of psychological symptoms in patients before and after simultaneous pancreas-kidney transplantation: A single-center cross-sectional study. Acta Cir Bras. 2022; 37(2):e370202. DOI: 10.1590/acb370202.
4. Rosaasen N, Taylor J, Blackburn D, Mainra R, Shoker A, Mansell H. Development and validation of the kidney transplant understanding tool (K-TUT). Transplantation Direct. Mar 2017; 3(3):e132. DOI: 10.1097/txd. 0000000000000647.
5. Weimann A, Braga M, Carli F, et al. ESPEN guideline: Clinical nutrition in surgery. Clin Nutr. Jun 2017; 36(3):623-650. DOI: 10.1016/j.clnu.2017.02.013.
6. Tan JHS, Bhatia K, Sharma V, et al. Enhanced recovery after surgery recommendations for renal transplantation: Guidelines. British Journal of Surgery. 2023; 110(1):57-59. DOI: 10.1093/bjs/znac325.
7. Kim H, Jung H. Considerations regarding anesthesia for renal transplantation. Anesth Pain Med (Seoul). Jan 2024; 19(1):5-11. DOI: 10.17085/apm.23153.
8. Bộ Y tế. Quyết định 181/QĐ-BYT 2024 về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn nhịn ăn uống và cung cấp carbohydrate trước phẫu thuật chương trình”. 2024.
9. Breda A, Budde K, Figueiredo A, et al. EAU Guidelines on renal transplantation. 2023.
10. Elsabbagh AM, Ghoneim I, Moiz A, Welch K, Brown JS. Enhanced recovery after surgery pathway in kidney transplantation: The road less traveled. Transplantation Direct. Jul 2022; 8(7):e1333. DOI: 10.1097/txd.0000000000001333.