BÁO CÁO LOẠT CA BỆNH: QUẢN LÝ HUYẾT ĐỘNG THEO ĐÍCH TRONG PHẪU THUẬT GHÉP THẬN

Lê Văn Dũng1, , Thạch Minh Hoàng1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự biến đổi huyết động ở 8 ca có nguy cơ tim mạch cao trong phẫu thuật ghép thận bằng phương pháp PiCCO và Flotrac. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng trên 8 bệnh nhân (BN) có nguy cơ tim mạch cao được tiến hành gây mê để phẫu thuật ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 5/2023 - 6/2024. Các chỉ số trước, trong, sau mổ và quá trình theo dõi định kỳ được ghi nhận và báo cáo. Kết quả: 8 BN đều được phẫu thuật thành công. BN được truyền dịch theo mục tiêu, các thông số huyết động được duy trì ổn định khi áp dụng điều trị theo mục tiêu dựa vào phương pháp PiCCO và Flotrac. Không có trường hợp nào có biến chứng trong và sau phẫu thuật. BN được xuất viện vào ngày thứ 6 sau mổ. Sau ghép 6 tháng, thận ghép hoạt động bình thường. Kết luận: Liệu pháp điều trị theo mục tiêu khi sử dụng PiCCO hay Flotrac có thể cá nhân hoá điều trị ở BN ghép thận có nguy cơ tim mạch cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wolfe RA, Ashby VB, Milford EL, Ojo AO, Ettenger RE, Agodoa LY, Held PJ, Port FK. Comparison of mortality in all patients on dialysis, patients on dialysis awaiting transplantation, and recipients of a first cadaveric transplant. N Engl J Med. 1999 Dec 02; 341(23):1725-1730.
2. Zoccali C, Mallamaci F, Adamczak M, de Oliveira RB, Massy ZA, Sarafidis P, Agarwal R, Mark PB, Kotanko P, Ferro CJ, Wanner C, Burnier M, Vanholder R, Wiecek A. Cardiovascular complications in chronic kidney disease: A review from the European renal and cardiovascular medicine working group of the European renal association. Cardiovasc Res. 2023 Sep 5; 119(11):2017-2032. DOI : 10.1093/cvr/cvad083. PMID: 37249051; PMCID: PMC10478756.
3. Skalsky K, Shiyovich A, Steinmetz T, Kornowski R. Chronic renal failure and cardiovascular disease: A comprehensive appraisal. Journal of Clinical Medicine. 2022; 11(5):1335. https://doi.org/10.3390/jcm11051335.
4. Campos L, Parada B, Furriel F, Castelo D, Moreira P, Mota A. Do intraoperative hemodynamic factors of the recipient influence renal graft function? Transplant Proc. 2012; 44(6):1800-1803.
5. Kim H, Jung H. Considerations regarding anesthesia for renal transplantation. Anesth Pain Med (Seoul). 2024 Jan; 19(1):5-11. DOI: 10.17085/apm.23153. Epub 2024 Jan 30. PMID: 38311350; PMCID: PMC10847005.
6. Joosten A, Desebbe O, Suehiro K, Murphy LS, Essiet M, Alexander B, et al. Accuracy and precision of non-invasive cardiac output monitoring devices in perioperative medicine: A systematic review and meta-analysisdagger. Br J Anaesth. 2017; 118(3):298-310.
7. Forbes RC, Concepcion BP, King AB. Intraoperative management of the kidney transplant recipient. Current Transplantation Reports. 2017; 4:75-81.
8. Chapin JW, Bruda N, Snider S. Anesthesia for renal transplantation. Review. Semin Cardiothoracic Vascular Anesth. 1998; 2:106-113.
9. Dost BB M, Kaya C, Ustun YB, Bilgin S, Koksal E, Bostanci Y. Anesthetic management of patients undergoing renal transplantation: A review of a two-year experience. Signa Vitae. 2021; 17:95-100.
10. Robertson E, Logan N, Pace N. Anaesthesia for renal transplantation. Review. Anaesth Intensive Care Med. 2018; 19:552-556.