NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH KHÁNG VI KHUẨN GÂY BỆNH CHO NGƯỜI CỦA XẠ KHUẨN Streptomyces padanus MIP_L27 PHÂN LẬP TỪ ĐẤT VÙNG RỄ CÂY MÀNG TANG (Litsea cubeba)

Chu Thanh Bình1, , Nguyễn Kiên Cường1
1 Viện Y học Dự phòng Quân đội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát khả năng kháng vi khuẩn gây bệnh trên người Escherichia coli (E. coli) YH15, Bacillus cereus (B. cereus) YH34 của chủng xạ khuẩn Streptomyces padanus (S. padanus) MIP_L27 và đặc tính sinh học của chủng Streptomyces MIP_L27 và định danh đến loài. Phương pháp nghiên cứu: Hoạt tính đối kháng của chủng S. padanus MIP_L27 với E. coli YH15, B. cereus YH34 được thực hiện theo phương pháp của Kirby-Bauer. Đặc điểm hình thái, màu sắc khuẩn lạc, cấu trúc sinh bào tử của chủng MIP_L27 được mô tả theo phương pháp của Tresner. Bằng phương pháp sinh học phân tử kết hợp với đặc điểm hình thái, chủng S. padanus MIP_L27 được định danh đến loài và xây dựng cây phát sinh chủng loại dựa trên phần mềm MEGA X. Kết quả: Hoạt tính đối kháng của chủng MIP_L27 với E. coli YH15, B.cereus YH34 cho đường kính vòng kháng khuẩn lần lượt là 22mm và 11,5 ± 1,5mm. Xạ khuẩn Streptomyces MIP_L27 thuộc nhóm màu nâu, sinh trưởng tối ưu ở nhiệt độ 30°C, pH 7. Chủng Streptomyces MIP_L27 được định danh đến loài và được đặt tên là S. padanus MIP_L27. Kết luận: Tại Việt Nam, đây là nghiên cứu mới về xạ khuẩn S. padanus MIP_L27 phân lập từ đất vùng rễ cây Màng tang khu vực tỉnh Hà Giang. Kết quả trên về S. padanus MIP_L27 là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm ứng dụng chủng MIP_L27 trong lĩnh vực y dược.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Abdel R, Naggar E, Ahmed A, Morsy M, Othman S. Microbial natural products in drug discovery. Processes. 2020; 8(4):470-474.
2. Hudzicki J. Kirby-Bauer disk diffusion susceptibility test potocol. American Society for Microbiology. 2009:1-23.
3. Pridham TG, Gottlieb D. The utilization of carbon compounds by some actinomycetales as an aid for species determination. J. Bacterol. 1948; 56:107- 114.
4. Williams ST, Sharpe ME, Holteds JG. Bergey’s mannual of systematic bacteriology. Williams & Wilkins. 1989; 4: 2451-2492.
5. Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Thị Thu, Trần Văn Tuấn, Phạm Hồng Hiển, Nguyễn Xuân Cảnh. Khảo sát một số đặc điểm sinh học của chủng xạ khuẩn Streptomyces diastatochromogenes VNUA27 sử dụng trong kiểm soát nấm bệnh hại cây chuối. Tạp chí KH&CN Việt Nam. 2023; 65(5).
6. Sambrook J, Russell D. Molecular cloning: A laboratory manual, 3rd. Cold Spring Harbor Laboratory. 2001.
7. Kumar S, Stecher G, Li M, Knyaz C, Tamura K. Mega X: Molercular evolutionary genetics analysis across computing platforms. Mol Biol Evol. 2018; 35(6):1547-1549.
8. Tomaseto AA, Alpiste MC, Nassar AF. Antibacterial activity of phytopathogenic Streptomyces strains against bacteria associated to clinical diseases. Arq Inst Biol. 2020; 87:1-7.
9. Antido JW, Climacosa FM. Enhanced isolation of Streptomyces from different soil habitats in Calamba City, Laguna, Philippines using a modified integrated approach. Int J Microbiol. 2022; 1:25-35.
10. Xiong ZQ, Zhang ZP, Li HJ, Wei JS. Characterization of Streptomyces padanus JAU4234, a producer of actinomycin X2, fungichromin, and a new polyene macrolide antibiotic. Appl Environ Microbiol. 2012; 78:589-592.