KẾT CỤC THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG TỪ 34 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC NHA TRANG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả kết thúc thai kỳ của mẹ - trẻ sơ sinh ở những thai chậm tăng trưởng (TCTT) trong tử cung từ 34 tuần. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả dọc 50 thai phụ mang TCTT, tuổi thai từ 34 tuần, quản lý thai và sinh tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Vinmec Nha Trang từ tháng 5/2022 - 12/2023. Kết quả: Thai phụ tham gia vào nghiên cứu với kết quả tỷ lệ sinh ngả âm đạo là 52%, mổ lấy thai là 48%. Tuổi thai lúc sinh là 38,6 ± 1,1 tuần. Khởi phát chuyển dạ chiếm 30%. Cân nặng lúc sinh trung bình là 2.480,3 ± 229,5g, cân nặng ≤ 2.500g chiếm 60%. Apgar sau 1 phút ≤ 7 điểm là 20%. Apgar sau 5 phút ≤ 7 điểm là 2%. Tỷ lệ trẻ gửi dưỡng nhi là 8%. Một số yếu tố liên quan: Tuổi thai < 37 tuần, ước lượng cân nặng thai < BPV (bách phân vị) 3, khởi phát chuyển dạ làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra có Apgar 1 phút < 7 điểm. Kết luận: Quản lý thai kỳ chậm tăng trưởng cần chú ý đến những trường hợp thai non tháng, cân thai có ước lượng < BPV 3 và những trường hợp chấm dứt thai kỳ bằng khởi phát chuyển dạ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung, Thai non tháng, Khởi phát chuyển dạ
Tài liệu tham khảo
2. Pels A, Beune, IM, van Wassenaer-Leemhuis AG, Limpens J, Ganzevoort W. Early-onset fetal growth restriction: A systematic review on mortality and morbidity. Acta Obstet. Gynecol. Scand. 2020; 99:153-166.
3. Ngô Thị Bình Lụa, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang. Kết cục thai kì của thai chậm tăng trưởng trong tử cung từ 28 - 32 tuần được sử dụng Aspirin liều thấp. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2013; 47-60.
4. Lê Thị Kiều Trang, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang. Kết cục thai kì ở thai chậm tăng trưởng trong tử cung từ 34 tuần nhập viện tại Bệnh viện Hùng Vường. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ y học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2017; 45-58.
5. Thạch Thảo Đan Thanh, Bùi Chí Thương. Kết cục thai chậm tăng trưởng trong tử cung có chỉ định chấm dứt thai kì tại Bệnh viện Từ Dũ. Tạp chí Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2017; 21(1):97-101.
6. Oros D, Figueras F, Cruz-Martinez R, Meler E, Munmany M, Gratacos E. Longitudinal changes in uterine, umbilical and fetal cerebral Doppler indices in late-onset small-for-gestational age fetuses. Ultrasound Obstet Gynecol. 2011; 37(2):191-195.
7. Crovetto F, Crispi F, Scazzocchio E, Mercade I, Meler E, Figueras F, et al. First-trimester screening for early and late small-forgestational-age neonates using maternal serum biochemistry, blood pressure and uterine artery Doppler. Ultrasound Obstet Gynecol. 2014; 43(1):34-40.
8. Unterscheider Julia, Daly Sean, Geary Michael Patrick, Kennelly Mairead Mary, McAuliffe Fionnuala Mary, et al. Optimizing the definition of intrauterine growth restriction: The multicenter prospective PORTO Study. American journal of obstetrics and gynecology. 2013; 208(4):290.
9. Hasmasanu Monica G, Sorana D Bolboaca, Melinda I Baizat, Tudor C Drugan, Gabriela C Zaharie. Neonatal short-term outcomes in infants with intrauterine growth restriction. Saudi medical journal. 2015; 36(8):947.