ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ SA SINH DỤC BẰNG PHẪU THUẬT ĐẶT TẤM NÂNG SÀN CHẬU ĐƯỜNG ÂM ĐẠO TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị sa sinh dục bằng phẫu thuật đặt tấm nâng sàn chậu đường âm đạo tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang trên 63 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán sa sinh dục và được điều trị bằng phẫu thuật đặt tấm nâng sàn chậu đường âm đạo tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ tháng 7/2012 - 7/2017. Kết quả: Tuổi trung bình của BN là 55. Thời gian phẫu thuật trung bình là 50 ± 21,4 phút. Lượng máu mất trung bình trong phẫu thuật là 87,5 ± 30,5mL. Thời gian nằm viện trung bình là 6,4 ± 1,5 ngày. Có gặp tác dụng không mong muốn là lộ tấm nâng sàn chậu và đau sau khi giao hợp (4,8%). Tỷ lệ tái phát sa sinh dục là 6,3%. Kết luận: Phương pháp điều trị sa sinh dục bằng đặt tấm nâng sàn chậu đường âm đạo là phương pháp điều trị mới, khá an toàn, tỷ lệ tác dụng không mong muốn thấp và tỷ lệ tái phát thấp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sa sinh dục, Phẫu thuật đặt tấm nâng sàn chậu đường âm đạo
Tài liệu tham khảo
2. Bộ môn Phụ sản, Trường Đại học Y khoa Hà Nội. “Sa sinh dục”. Sản phụ khoa. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 2005:403-406.
3. Price N, Slack A, Jackson SR. Laparoscopic hysteropexy: The initial results of a uterine suspension procedure for uterovaginal prolapse. BJOG. 2010; 117(1):62-68.
4. Ulmsten U, Falconer C, Johnson P, Jomaa M, Lannér L, Nilsson CG, Olsson I. A multicenter study of tension-free vaginal tape (TVT) for surgical treatment of stress urinary incontinence. Int Urogynecol J Pelvic Floor Dysfunct. 1998; 9(4):210-213.
5. Nguyễn Bá Mỹ Nhi. Đánh giá bước đầu phẫu thuật điều trị sa tạng chậu nữ có đặt tấm nâng sàn chậu tổng hợp tại Bệnh viện Từ Dũ. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2011.
6. Seng Sam Ath. Đánh giá phẫu thuật Crossen trong điều trị sa sinh dục tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 5 năm. Luận văn Thạc sỹ Y học. 2011.