THỰC TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ, SUY DINH DƯỠNG VÀ MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC CỦA HỌC SINH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ NGHỆ AN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng và hoạt động thể lực của học sinh tại một số trường tiểu học tỉnh Thái Nguyên và Nghệ An năm 2021. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 262 học sinh từ hai tỉnh, sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất tỷ lệ với kích cỡ quần thể. Chỉ số chiều cao theo tuổi (Height-for-Age Z-score - HAZ) và chỉ số BMI theo tuổi (BMI-for-Age Z-score - BAZ) được tính bằng phần mềm WHO Anthroplus theo tiêu chuẩn tăng trưởng của WHO 2007. Kết quả: Tính chung hai nhóm, tỷ lệ trẻ thừa cân và béo phì là 25,6% (trong đó 16,8% thừa cân và 8,8% béo phì), suy dinh dưỡng thấp còi là 8,0% và gầy còm là 6,5%. Nhóm trẻ hoạt động thể lực thấp có nguy cơ suy dinh dưỡng thể thấp còi cao hơn 6,79 lần so với nhóm trẻ hoạt động thể lực đủ (p < 0,05). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì (25,6%) và suy dinh dưỡng (14,5%) của trẻ tương đối cao. Nhằm giải quyết tình trạng này, cần triển khai các can thiệp kịp thời bằng cách thúc đẩy lối sống lành mạnh và tăng cường hoạt động thể lực ở trẻ em.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tình trạng dinh dưỡng, Hoạt động thể lực, Học sinh tiểu học, Thái Nguyên, Nghệ An
Tài liệu tham khảo
2. Mondon C, Tan PY, Chan CL, Tran TN, Gong YY. Prevalence, determinants, intervention strategies and current gaps in addressing childhood malnutrition in Vietnam: A systematic review. BMC Public Health. 2024; 24(1):960. DOI:10.1186/s12889-024-18419-8.
3. Voss C, Ogunleye AA, Sandercock GRH. Physical Activity Questionnaire for children and adolescents: English norms and cut-off points. Pediatr Int. 2013; 55(4):498-507. DOI:10.1111/ ped.12092.
4. Nguyễn Song Tú, Trần Thúy Nga, Hoàng Văn Phương và cộng sự. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học từ 7 - 10 tuổi tại 5 xã của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Y học Dự phòng Việt Nam. 2017; 27(6):172.
5. Mei Z, Grummer-Strawn LM. Standard deviation of anthropometric Z-scores as a data quality assessment tool using the 2006 WHO growth standards: A cross country analysis. Bull World Health Organ. 2007; 85(6):441-448. DOI:10.2471/blt.06.034421.
6. Nguyễn Thùy Linh, Lê Thị Hương, Dương Thị Phượng và cộng sự. Tình hình thừa cân, béo phì và bữa ăn học đường của học sinh tại một số Trường tiểu học ở Hà Nội năm 2017 và 2018. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2018; 14(2).
7. Lê Huy Hoàng, Trần Phúc Nguyệt, Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Thị Thu Đôi và cộng sự. Thừa cân và béo phì ở trẻ em 8 - 10 tuổi tại Trường tiểu học Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội năm 2017 và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2019;4:120.
8. Ayogu RNB, Afiaenyi IC, Madukwe EU, Udenta EA. Prevalence and predictors of under-nutrition among school children in a rural South-eastern Nigerian community: A cross sectional study. BMC Public Health. 2018; 18(1):587. DOI:10.1186/s12889-018-5479-5.
9. Zaini MZA, Lim CT, Low WY, Harun F. Factors affecting nutritional status of Malaysian primary school children. Asia Pac J Public Health. 2005; 17(2):71-80. DOI:10.1177/ 101053950501700203.
10. Blanco M, Veiga OL, Sepúlveda AR, et al. [Family environment, physical activity and sedentarism in preadolescents with childhood obesity: ANOBAS case-control study]. Aten Primaria. 2020; 52(4):250-257. DOI:10.1016/ j.aprim.2018.05.013.