ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LẠC NỘI MẠC TRONG CƠ TỬ CUNG ĐƠN THUẦN BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÚT ĐỘNG MẠCH TỬ CUNG

Phan Hoàng Giang1, , Nguyễn Thị Trang 2, Vũ Đức Thành1, Nguyễn Việt Hà3, Phạm Minh Giang4, Đỗ Huy Hoàng5, Vũ Minh Dương6, Nguyễn Thanh Bình7, Trần Thị Thúy Hằng8, Phạm Minh Thông1,2, Vũ Đăng Lưu1,2
1 Trung tâm Điện quang, Bệnh viện Bạch Mai
2 Bộ môn Chẩn đoán Hình ảnh, Trường Đại học Y Hà Nội
3 Khoa Phụ sản, Bệnh viện Bạch Mai
4 Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương
5 Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Hồng Ngọc
6 Khoa Hồi sức nội, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y
7 Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
8 Khoa Hoá sinh, Bệnh viện 19-8, Bộ Công an

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu:  Đánh giá kết quả điều trị của phương pháp can thiệp nội mạch trong điều trị bệnh lý lạc nội mạc đơn thuần trong cơ tử cung. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 20 bệnh nhân (BN) bị lạc nội mạc tử cung đơn thuần và được nút mạch tại Trung tâm Điện quang, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2019 - 9/2023. Theo dõi, đánh giá lâm sàng và siêu âm sau nút mạch 1, 3 và 6 tháng. Kết quả: Trong số 20 BN theo dõi lâm sàng sau 6 tháng, tỷ lệ hết đau bụng là 78,57%, tỷ lệ hết rong kinh là 62,5%. Sau 3 tháng nút mạch, siêu âm tử cung qua đường âm đạo, chiều dày vùng chuyển tiếp giảm trung bình từ 40,25 ± 11,34 xuống 31,1 ± 7,41mm, giảm trung bình 34,5 ± 15%. Thể tích tử cung giảm trung bình từ 319,77 ± 193,67 xuống 248,65 ± 141,50cm3, giảm trung bình 71,11 ± 63,22cm3 (21,94%). Kết luận: Can thiệp nút động mạch tử cung trong điều trị lạc nội mạc tử cung là một phương pháp hiệu quả, an toàn, có thể thay thế phẫu thuật trong những trường hợp muốn bảo tồn tử cung.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Zhou J, He L, Liu P, et al. Outcomes in adenomyosis treated with uterine artery embolization are associated with lesion vascularity: A long-term follow-up study of 252 cases. PLoS One. 2016; 11(11):e0165610. DOI: 10.1371/journal.pone.0165610.
2. Levy G, Dehaene A, Laurent N, et al. An update on adenomyosis. Diagnostic and Interventional Imaging. 2013; 94(1):3-25. DOI: 10.1016/ j.diii.2012.10.012.
3. Slezak P, Tillinger KG. The incidence and clinical importance of hysterographic evidence of cavities in the uterine wall. Radiology. 1976; 118(3):581-586. DOI: 10.1148/118.3.581.
4. Caridi TM. Uterine artery embolization for adenomyosis. Tech Vasc Interv Radiol. 2021; 24(1):100726. DOI: 10.1016/j.tvir.2021.100726.
5. Bước đầu đánh giá kết quả điều trị lạc nội mạc tử cung trong cơ tử cung bằng phương pháp nút động mạch tử cung. Hội Điện Quang và Y Học Hạt Nhân. Published April 1, 2017. Accessed July 16, 2023.
6. Jha RC, Takahama J, Imaoka I, et al. Adenomyosis: MRI of the uterus treated with uterine artery embolization. American Journal of Roentgenology. 2003; 181(3):851-856. DOI: 10.2214/ ajr.181.3.1810851.
7. Siskin GP, Tublin ME, Stainken BF, Dowling K, Dolen EG. Uterine artery embolization for the treatment of adenomyosis: Clinical response and evaluation with MR imaging. AJR Am J Roentgenol. 2001; 177(2):297-302. DOI: 10.2214/ajr.177.2.1770297.