THỰC TRẠNG VÀ MỐI LIÊN QUAN CỦA KHÍ HẬU ĐẾN MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM THƯỜNG GẶP TẠI TỈNH LAI CHÂU (2016 - 2023)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng và xác định yếu tố khí hậu liên quan với một số bệnh thường gặp tại tỉnh Lai Châu từ năm 2016 - 2023. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả với kỹ thuật hồi cứu số liệu thứ cấp và phân tích tương quan trên hồ sơ ghi chép số ca mắc bệnh của 05 bệnh truyền nhiễm thường gặp liên quan đến điều kiện khí hậu tại tỉnh Lai Châu. Kết quả: 5 bệnh với tổng số ca mắc cao nhất là bệnh cúm, tiêu chảy, bệnh do virus Adeno, thủy đậu và quai bị với tỷ lệ mắc bệnh trung bình theo năm/100.000 dân lần lượt là: 2427,7; 958,5; 833,3; 194,1 và 92 ca bệnh. Nhiệt độ trung bình tháng là 21,2oC; độ ẩm không khí trung bình tháng là 82,7%; lượng mưa trung bình tháng 181,8mm. Bệnh thủy đậu có mối tương quan nghịch mức độ trung bình với độ ẩm không khí trung bình tháng (p = -0,428 và p < 0,001) và tương quan thuận mức độ trung bình giữa bệnh tiêu chảy với nhiệt độ trung bình tháng (r = 0,403 và p < 0,001). Kết luận: 5 bệnh thường gặp ở tỉnh Lai Châu là bệnh cúm, tiêu chảy, bệnh do virus Adeno, thủy đậu và quai bị. Chỉ ra sự tương quan ở mức độ trung bình giữa yếu tố khí hậu với bệnh thủy đậu và bệnh tiêu chảy.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh truyền nhiễm, Yếu tố liên quan, Khí hậu, Tỉnh Lai Châu
Tài liệu tham khảo
2. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Atlas các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2011. 2012.
3. Nguyễn Văn Chuyên, Nguyễn Trọng Chính, Nguyễn Văn Ba. Thực trạng bệnh truyền nhiễm tại khu vực Tây Nguyên (2008 - 2014). Tạp chí Y Dược học Quân sự. 2017; 3:117-125.
4. Bộ Y tế. Hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm Ban hành kèm thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 2015.
5. Bộ Y tế. Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm phổ biến. Nhà xuất bản y học; 2012.
6. Tamerius JD, Shaman J, Alonso WJ, et al. Environmental predictors of seasonal influenza epidemics across temperate and tropical climates. PLoS pathogens. 2013; 9(3):e1003194.
7. Price RHM, Graham C, Ramalingam S. Association between viral seasonality and meteorological factors. Scientific reports. 2019; 9(1):929.
8. Gupta V, Kumar S, Mahajan S. Seasonal variation and role of meteorological conditions in reported chicken pox cases in a residential hostel of Ramgarh. International Journal of Community Medicine and Public Health. 2021; 8(3):1191.
9. Phung D, Huang C, Rutherford S, et al. Association between climate factors and diarrhoea in a Mekong Delta area. International Journal of Biometeorology. 2015; 59:1321-1331.