ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CĂN NGUYÊN VI SINH GÂY NHIỄM KHUẨN HUYẾT TRÊN BỆNH NHÂN XƠ GAN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi sinh gây nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân (BN) xơ gan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 42 BN xơ gan nhiễm khuẩn huyết có kết quả cấy máu dương tính điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 12/2020 - 12/2022. Kết quả: Xơ gan do rượu chiếm 52,4%, do HBV chiếm 21,4%. Triệu chứng khi nhập viện: Sốt cao, rét run (81,0%); tức ngực, khó thở 38,1%; cổ trướng, đau tức bụng (33,3%). Xét nghiệm: Giảm bạch cầu (BC) (< 4 G/L) chiếm 28,6%; tăng CRP ≥ 100 mg/L và PCT ≥ 10 ng/mL lần lượt là 81,0% và 57,1%. Tổn thương thận cấp và rối loạn điện giải là 61,9% và 78,6%; tăng lactatee máu ≥ 5 mmol/L chiếm 33,3%. Đường vào nhiễm khuẩn huyết: 33,3% từ đường tiêu hóa, 28,6% từ đường hô hấp và 19,0% không rõ đường vào. Vi khuẩn gram âm chiếm đa số (76,2%). Căn nguyên vi sinh: E.coli (42,9%), K.pneumoniae (16,7%), Streptococcus spp (14,2%), S.aureus (7,1%) và P.aeruginosa (7,1%). Kết luận: Nhiễm khuẩn huyết trên BN xơ gan thường do vi khuẩn gram âm, đường vào tiêu hóa và E. coli là căn nguyên thường gặp nhất; thường đi kèm với tình trạng giảm BC, tổn thương thận cấp và rối loạn điện giải.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhiễm khuẩn huyết, Xơ gan, Căn nguyên vi sinh
Tài liệu tham khảo
2. Bacon BR. Cirrhosis and Its Complications. Harrison's principles of internal medicine, 20e. McGraw-Hill Education, New York. 2018.
3. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm. Quyết định số 5642/QĐ-BYT. 2015.
4. Vũ Thị Thu Trang. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân xơ gan tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2018 - 2020. Tạp chí Y học Việt Nam. Tháng 6, 2021; 503(2).
5. Nguyễn Công Long, Nguyễn Thị Minh Ngọc. Tìm hiểu đặc điểm vi khuẩn, lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân xơ gan có nhiễm khuẩn huyết. Tạp chí Y học Việt Nam. Tháng 4, 2022; (513)2.
6. Lại Quang Lộc, Nguyễn Quang Trung, Nguyễn Thế Trung. Đặc điểm nhiễm trùng huyết ở bệnh nhân người lớn có xơ gan tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh. 2016; 20(1).
7. Qamar A, Grace N. Abnormal Hematological indices in cirrhosis. Canadian Journal of Gastroenterology = Journal Canadien de Gastroenterologie. 2009; 23:441-445.
8. Ginès P, Guevara M. Hyponatremia in cirrhosis: Pathogenesis, clinical significance, and management. Hepatology. 2008; 48(3):1002-1010.
9. Jalan R, Fernandez J, Wiest R, et al. Bacterial infections in cirrhosis: A position statement based on the EASL Special Conference 2013. Journal of Hepatology. 2014; 60(6):1310-1324.
10. Xie Y, Tu B, Xu Z, et al. Bacterial distributions and prognosis of bloodstream infections in patients with liver cirrhosis. Sci Rep. 2017; 7(1):11482.