NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA KIỂU GEN SARS-CoV-2 VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG Ở NGƯỜI BỆNH COVID-19

Trịnh Công Điển1, , Lê Văn Nam 1, Nguyễn Thu Trang2, Phạm Ngọc Thạch3, Lê Văn Duyệt3
1 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y
2 Đơn vị nghiên cứu lâm sàng của Đại học Oxford tại Hà Nội, Việt Nam (OUCRU)
3 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích mối liên quan giữa kiểu gen của virus SARS-CoV-2 với một số đặc điểm lâm sàng ở người bệnh (NB) COVID-19. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả có đối chứng so sánh, phân tích kết quả giải trình tự hệ gen SARS-CoV-2 ở 700 NB COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (BVBNĐTW) bằng kỹ thuật Illumina Miseq (từ tháng 01/2021 - 5/2022) Kết quả: Trong 700 mẫu: 50 mẫu nhiễm biến thể Alpha, 350 mẫu nhiễm Delta và 300 mẫu nhiễm Omicron. Nhóm nhiễm biến thể Alpha có độ tuổi trung bình thấp nhất (41,34 ± 17,58) và hay gặp tiêu chảy (p < 0,05). Nhóm nhiễm biến thể Omicron có triệu chứng ho khan và đau họng (76,0% và 30,3%) cao hơn đáng kể (p < 0,05). Triệu chứng khó thở (43,7%); rối loạn khứu giác (5,7%); vị giác (2,6%) chiếm ưu thế ở nhóm nhiễm biến thể Delta. Tỷ lệ nặng, nguy kịch và tử vong đều cao hơn ở nhóm nhiễm biến thể Delta tiếp đến là biến thể Omicron và thấp nhất ở nhóm biến thể Alpha (p < 0,05). Kết luận: Nhóm nhiễm biến thể Alpha có triệu chứng lâm sàng phổ biến là tiêu chảy. Triệu chứng đau họng và ho khan ưu thế hơn ở nhóm nhiễm biến thể Omicron. Nhóm nhiễm biến thể Delta đặc trưng là rối loạn khứu giác, vị giác và khó thở; đồng thời có nguy cơ diễn biến nặng, nguy kịch và tỷ lệ tử vong cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19. 250/QĐ-BYT 28/01/2022. 2022.
2. Quintero AM, Eisner M, Sayegh R, et al. Differences in SARS-CoV-2 clinical manifestations and disease severity in children and adolescents by infecting variant. Emerging Infectious Disease Journal. 2022; 28(11):2270.
3. Hyams C, Challen R, Marlow R, et al. Severity of Omicron (B.1.1.529) and Delta (B.1.617.2) SARS-CoV-2 infection among hospitalised adults: A prospective cohort study in Bristol, United Kingdom. Lancet Reg Health Eur. 2023; 25:100556.
4. Kandeel A, Moatasim Y, Fahim M, et al. Comparison of SARS-Cov-2 omicron variant with the previously identified SARS-Cov-2 variants in Egypt, 2020-2022: Insight into SARS-Cov-2 genome evolution and its impact on epidemiology, clinical picture, disease severity, and mortality. BMC Infectious Diseases. 2023; 23(1):542.
5. Menni C, Valdes AM, Polidori L, et al. Symptom prevalence, duration, and risk of hospital admission in individuals infected with SARS-CoV-2 during periods of omicron and delta variant dominance: A prospective observational study from the ZOE COVID Study. Lancet. 2022; 399(10335): 1618-1624.
6. Bálint G, Vörös-Horváth B, Széchenyi A. Omicron: Increased transmissibility and decreased pathogenicity. Signal Transduct Target Ther. 2022; 7(1):151.
7. Deng H, Lin H, Mai Y, et al. Clinical features and predictive factors related to liver injury in SARS-CoV-2 Delta and Omicron variant-infected patients. Eur J Gastroenterol Hepatol 2022; 34(9):933-939.
8. Do TV, Manabe T, Vu GV, et al. Clinical characteristics and mortality risk among critically ill patients with COVID-19 owing to the B.1.617.2 (Delta) variant in Vietnam: A retrospective observational study. PLoS ONE. 2023; 18(1):e0279713.
9. Ong SWX, Chiew CJ, Ang LW, et al. Clinical and virological features of severe acute respiratory syndrome Coronavirus 2 (SARS-CoV-2) variants of concern: a retrospective cohort study comparing B.1.1.7 (Alpha), B.1.351 (Beta), and B.1.617.2 (Delta). Clin Infect Dis. 2022; 75(1):e1128-e1136.
10. Lauring AS, Tenforde MW, Chappell JD, et al. Clinical severity of, and effectiveness of mRNA vaccines against, COVID-19 from omicron, delta, and alpha SARS-CoV-2 variants in the United States: Prospective observational study. Bmj. 2022; 376:e069761.