MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TRONG CỨU CHỮA VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỊ THƯƠNG TRONG THẢM HỌA

Vũ Tùng Sơn1,, Vũ Ngọc Hoàn1, Hoàng Văn Thản1, Bùi Đăng Thế Anh1, Lã Thị Hương Giang1, Bùi Kim Linh1, Nguyễn Tiến Mạnh1, Nguyễn Xuân Kiên1
1 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng hợp các báo cáo và nghiên cứu về một số thảm họa gồm thảm họa động đất và sóng thần tại Mỹ, Nhật Bản, Iran, Trung Quốc, lũ lụt tại Thái Lan, Hy Lạp và khủng bố tại Pháp. Đối với thảm họa động đất, thời gian từ khi xảy ra đến khi cứu hộ đến là 1,7 ± 2,7 giờ; thời gian di chuyển ra khỏi đống đổ nát là 0,9 ± 1,1 giờ; các nạn nhân được phân mức độ nặng nhẹ theo màu sắc gắn trên nạn nhân, việc cấp cứu triển khai thành các khu vực từ gần đến xa, và tuyến cuối là bệnh viện. Đối với thảm họa sóng thần, bão, lũ lụt, nạn nhân bị tổn thương do chấn thương và đuối nước (90%), 70% nạn nhân được cấp cứu tại chỗ, phân loại theo mức độ nặng nhẹ và được vận chuyển bằng nhiều hình thức khác nhau như xe cứu thương, xe cảnh sát, xe cá nhân. Đối với thảm họa khủng bố, 77% được cấp cứu tại chỗ trước khi chuyển đến bệnh viện, thời gian từ khi bị thương đến khi chuyển đến bệnh viện khoảng 194 phút. Đối với mọi thảm họa, việc cứu chữa vận chuyển nạn nhân để giảm thương vong chủ yếu phụ thuộc vào phân loại và cấp cứu tại chỗ ban đầu, có nhiều hình thức vận chuyển và nạn nhân sẽ được cứu chữa theo từng tuyến điều trị từ thực địa đến viện tuyến cuối cùng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wahlstrom M, Guha-Sapir D. The human cost of weather-related disasters 1995-2015. Geneva, Switzerland: UNISDR. 2015.
2. Emami MJ, Tavakoli AR, Alemzadeh H, et al. Strategies in evaluation and management of bam earthquake victims. Prehospital and Disaster Medicine. 2012; 20(5):327-330.
3. Zhang L, Liu X, Li Y, et al. Emergency medical rescue efforts after a major earthquake: Lessons from the 2008 Wenchuan earthquake. The Lancet. 2012; 379(9818):853-861.
4. Leiba A, Ashkenasi I, Nakash G, et al. Response of Thai hospitals to the Tsunami disaster. 2006; 21(S1):S32-S37.
5. Mirhashemi S, Ghanjal A, Mohebbi HA, et al. The 2003 bam earthquake: Overview of first aid and transport of victims. Prehospital and Disaster Medicine. 2012; 22(6):513-516.
6. Mohebbi HA, Mehrvarz S, Saghafinia M, et al. Earthquake related injuries: Assessment of 854 victims of the 2003 bam disaster transported to tertiary referral hospitals. Prehospital and Disaster Medicine. 2012; 23(6): 510-515.
7. Tanaka H, Iwai A, Oda J, et al. Overview of Evacuation and transport of patients following the 1995 Hanshin-Awaji earthquake. The Journal of Emergency Medicine, 1998; 16(3): 439-444.
8. Organization WH, Control CfD, Morbidity PJM, et al. Rapid health response, assessment, and surveillance after a tsunami-Thailand, 2004-2005. 2005; 54(3):61-64.
9. Cailleaux V, Dupont MJ, Dory B, et al. Why did infection with Aeromonas hydrophila occur when water contains so many other microorganisms?. 1993; 16(1):174.
10. Cục quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai. Thống kê thiệt hại. 2020. https://phongchongthientai.mard. gov.vn/Pages/Thong-ke-thiet-hai.aspx.
11. Diakakis M, Deligiannakis G. Flood fatalities in Greece: 1970-2010. Journal of Flood Risk Management. 2017; 10(1):115-123.
12. Carley S, Mackway-Jones K. Major Incident Medical Management and Support, Wiley Online Library. 2005.
13. D'Aniore AR, Hardin CK. Air Force expeditionary medical support unit at the Houston floods: Use of a military model in civilian disaster response. Military Medicine. 2005; 170(2).
14. Ernouf C, Bignand M, Frattini B, et al. Prehospital rescue organization during the november 2015 Paris terrorist attacks.
15. Einav S, Feigenberg Z, Weissman C, et al. Evacuation priorities in mass casualty terror-related events: Implications for contingency planning. 2004; 239(3):304.