ĐÁNH GIÁ KHẨU PHẦN ĂN VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI CHỈ SỐ BMI CỦA BỆNH NHÂN THẬN NHÂN TẠO CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

Phạm Đức Minh1, , Vũ Thị Xuân Anh1, Nguyễn Thị Bốn1, Bùi Đỗ Quỳnh Hương1, Nguyễn Thị Thúy An1
1 Bộ môn - Khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát giá trị năng lượng, protein khẩu phần ăn và đánh giá mối liên quan với chỉ số BMI của bệnh nhân (BN) bệnh thận mạn giai đoạn cuối (BTMGĐC) lọc máu chu kỳ (LMCK). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 100 BN suy thận giai đoạn cuối, LMCK đang điều trị tại Khoa Thận - Lọc máu, Bệnh viện Quân y 103. Kết quả: Mức trung vị (IQR), năng lượng khẩu phần (daily energy intake - DEI) và protein khẩu phần (daily protein intake - DPI) của BN BTMGĐC LMCK là 23,6 (17,9 - 32,3) kcal/kg/ngày, dưới mức khuyến nghị dinh dưỡng của ESPEN. IQR, DPI của BN BTMGĐC LMCK là 1,1 (0,8 - 1,5) g/kg/ngày, nằm trong mức khuyến nghị dinh dưỡng của ESPEN. Tỷ lệ BN đạt mức DEI và DPI lần lượt là 17% và 43%. Thực phẩm thường dùng (lần/tuần): Thịt đỏ (13,16), rau (12,16), thịt gia cầm (2,87), trái cây (2,54). Thực phẩm ít dùng: Cá (1,47), trứng (1,33), sữa (1,31), đậu nành (0,68). Lượng chất xơ trong khẩu phần thấp (4,4 g/ngày). BN có BMI ≥ 23 có độ chênh đạt DEI (OR = 0,123; p = 0,047) và DPI (OR = 0,309; p = 0,018) thấp hơn nhóm có BMI < 23. Kết luận: Chế độ ăn của BN BTMGĐC LMCK chưa đạt mức DEI và DPI so với khuyến nghị. Tỷ lệ BN đạt DEI (17%) và DPI (43%) thấp. Thực phẩm cung cấp protein có giá trị sinh học cao chưa được sử dụng thường xuyên. BN có chỉ số BMI cao có nguy cơ giảm mức đạt DEI và DPI so với khuyến nghị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kovesdy CP. Epidemiology of chronic kidney disease: An update 2022. Kidney Int Suppl. 2022; 12(1):7-11.
2. Nguyen TQ, TQ Vo, GH Luu, et al. Socioeconomic costs of chronic kidney disease: Evidence from southwest Vietnam. Journal of Clinical and Diagnostic Research. 2018.
3. Ikizler TA, JD Burrowes, LD Byham-Gray, et al. KDOQI clinical practice guideline for nutrition in CKD: 2020 Update. Am J Kidney Dis. 2020; 76(3):s1-s107.
4. Hoàng HV, TMH Đoàn, TTT Đặng và CS. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân chạy thận nhân tạo dưới 70 tuổi đang được quản lý tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông năm 2022. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2022; 18(3, 4):57-62.
5. Eknoyan G. Adolphe Quetelet (1796 - 1874) the average man and indices of obesity. Nephrol Dial Transplant. 2008; 23(1):47-51.
6. WHO. Appropriate body-mass index for Asian populations and its implications for policy and intervention strategies. Lancet. 2004; 363(9403): 157-163.
7. Fiaccadori E, A Sabatino, R Barazzoni, et al. ESPEN guideline on clinical nutrition in hospitalized patients with acute or chronic kidney disease. Clin Nutr. 2021; 40(4):1644-1668.
8. Kang SS, JW Chang, and Y Park. Nutritional status predicts 10-year mortality in patients with end-stage renal disease on hemodialysis. Nutrients. 2017; 9(4).
9. Zha Y and Q Qian. Protein nutrition and malnutrition in CKD and ESRD. Nutrients. 2017; 9(3).
10. Mahjoub F, R Mizouri, N Ben Amor, et al. Prevalence of malnutrition for elderly hemodialysis patients. Tunis Med. 2019; 97(4):588-594.
11. Ikizler TA, NJ Cano, H Franch, et al. Prevention and treatment of protein energy wasting in chronic kidney disease patients: A consensus statement by the International Society of Renal Nutrition and Metabolism. Kidney Int. 2013; 84(6):1096-1107.