BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT MỞ SỌ GIẢI ÉP KẾT HỢP MỞ BỂ DỊCH NÃO TỦY NỀN SỌ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Bước đầu đánh giá kết quả và biến chứng của phẫu thuật mở sọ giải ép (MSGE) kết hợp mở bể dịch não tủy nền sọ điều trị chấn thương sọ não nặng (CTSNN). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp không đối chứng, mô tả cắt ngang kết hợp theo dõi dọc trên 16 trường hợp CTSNN được MSGE đồng thời mở bể dịch não tủy nền sọ. Đánh giá kết quả ở thời điểm ra viện và sau ra viện 03 tháng. Kết quả: Tuổi trung bình là 53,19; 75% bệnh nhân (BN) nam, GCS (Glasgow Coma Scale) trung bình trước can thiệp là 7 ± 1,15; 81,25% BN trước mổ không có giãn đồng tử, phản xạ ánh sáng (PXAS) (+), 87,5% BN không liệt vận động. Trên cắt lớp vi tính (CLVT) phần lớn BN có kết hợp các loại máu tụ (81,25%) và chảy máu màng nhện (87,5%), lệch đường giữa 5 - 10mm chiếm tỷ lệ cao nhất (43,75%); 75% BN có bể đáy bình thường. Sau phẫu thuật, áp lực nội sọ (ALNS) giảm có ý nghĩa thống kê so với trước mổ (46,06 ± 9,69 so với 18,94 ± 3,30 mmHg; giảm 27,13 ± 9,00; p < 0,001). Ở thời điểm ra viện, 81,25% BN sống sót, sau 03 tháng là 84,6%, tỷ lệ phục hồi chức năng thần kinh tốt là 38,4%. Tỷ lệ biến chứng sớm là 12,5% và muộn là 27,3%. Kết luận: Bước đầu đánh giá phẫu thuật MSGE kết hợp mở bể dịch não tủy nền sọ điều trị CTSNN cho thấy phương pháp này có hiệu quả kiểm soát ALNS.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chấn thương sọ não nặng, Phẫu thuật mở sọ giải ép, Phẫu thuật mở bể dịch não tủy nền sọ
Tài liệu tham khảo
2. Cherian I, Bernardo A, Grasso G. Cisternostomy for traumatic brain injury: pathophysiologic mechanisms and surgical technical notes. World Neurosurgery. 2016; 89:51-57.
3. Abdulqader M, Al-Tameemi A, Salih HR, et al. Acute intra-operative brain swelling managed effectively with emergency basal cisternostomy: A case report. Journal of Acute Disease. 2018; 7:43.
4. Giammattei L, Messerer M, Oddo M, et al. Cisternostomy for Refractory Posttraumatic Intracranial Hypertension. World Neurosurgery. 2018; 109:460-463.
5. Chandra VVR, Mowliswara Prasad BC, Banavath HN, et al. Cisternostomy versus decompressive craniectomy for the management of traumatic brain injury: A randomized controlled trial. World Neurosurgery. 2022; 162:e58-e64.
6. Giammattei L, Starnoni D, Maduri R, et al. Implementation of cisternostomy as adjuvant to decompressive craniectomy for the management of severe brain trauma. Acta Neurochirurgica. 2020; 162(3): 469-479.
7. Paiva A, Vitorino Araujo JL, Lovato R, et al. Microsurgical Cisternostomy for treating critical patients with traumatic brain injury: An alternative therapeutic approach. Arquivos Brasileiros de Neurocirurgia: Brazilian Neurosurgery. 2020; 39.
8. Cherian I, Burhan H. Outcomes of severe head injury patients undergoing Cisternostomy from a tertiary care hospital in Nepal. Indonesian Journal of Neurosurgery. 2019; 2(3).
9. Nguyễn Đình Hưng. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính và kết quả phẫu thuật điều trị chấn thương sọ não nặng. Luận án Tiến sĩ Y học. Học viện Quân y. 2018.
10. Phạm Quang Phúc. Nghiên cứu điều trị phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính do chấn thương sọ não nặng tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Luận án Tiến sĩ Y học. Học viện Quân y. 2021.