PHÂN LẬP VÀ NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH KHÁNG STAPHYLOCOCCUS AUREUS KHÁNG METHICILLIN CỦA CÁC CHỦNG XẠ KHUẨN PHÂN LẬP TỪ TỈNH GIA LAI, VIỆT NAM

Huỳnh Đông Á1,2, Trịnh Thái An3, Phạm Nguyễn Gia Huy3, Trần Thị Như 3, Lê Trương Thắng2,4, Nguyễn Hoàng Chương1,
1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
2 Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Sinh học, Thành phố Hồ Chí Minh
3 Trường Trung học phổ thông Lê Thánh Tông, tỉnh Gia Lai
4 Đại học Quốc gia Đài Loan, Đài Bắc, Đài Loan

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân lập các chủng xạ khuẩn từ mẫu đất, nước, thực vật thu thập tại tỉnh Gia Lai và khảo sát hoạt tính kháng Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) của chúng. Phương pháp nghiên cứu: Phân lập các chủng xạ khuẩn từ các mẫu đã thu thập bằng các phương pháp thường quy với môi trường chọn lọc xạ khuẩn. Hoạt tính kháng khuẩn được khảo sát bằng phương pháp khuếch tán trên thạch. Chủng xạ khuẩn mục tiêu được định danh bằng phương pháp hình thái và sinh học phân tử. Thành phần hoá học từ cao chiết ethyl acetate được phân tích bằng phương pháp GC-MS. Kết quả: Có 52 chủng xạ khuẩn được phân lập; trong đó, chủng SS656 kháng MRSA là tốt nhất (đường kính vòng vô khuẩn: 19mm). Chủng này được định danh là Streptomyces sp. SS656 dựa vào phân tích hình thái và giải trình tự gen 16S rRNA. Ngoài MRSA, chủng xạ khuẩn này còn thể hiện hoạt tính kháng khuẩn trên một số vi khuẩn gây bệnh khác. Hoạt tính kháng khuẩn bền với nhiệt độ tới 100oC, ở độ pH 2 và pH 12, bền với protease và tia tử ngoại. Cao chiết ethyl acetate từ môi trường nuôi cấy SS656 cho thấy có 37 hợp chất đã biết. Kết luận: Chủng Streptomyces sp. SS656 phân lập từ tỉnh Gia Lai có tiềm năng cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm tìm ra các chất chuyển hoá thứ cấp kháng MRSA.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tacconelli E. Global priority list of antibiotic-resistant bacteria to guide research, discovery, and development of new antibiotics. Geneva, Switzerland: WHO; 2017.
2. Berdy J. Thoughts and facts about antibiotics: Where we are now and where we are heading. J. Antibiot. 2012; 65:385-395.
3. Nguyen QD, Truong PM, Vo TNT, Chu TDX, Nguyen CH. Draft genome sequence data of Streptomyces sp. SS1-1, an endophytic strain showing cytotoxicity against the human lung cancer A549 cell line. Data in Brief. 2020; 30(8):105497.
4. Frank JA, Reich CI, Sharma S, Weisbaum JS, Wilson BA, Olsen GJ. Critical evaluation of two primers commonly used for amplification of bacterial 16S rRNA genes. Appl Environ Microbiol. 2008 Apr; 74(8):2461-2470.
5. Ngau TH, Ngoc TTB, Nhi LTY, Chuong NH, Thao DTP. Anticancer property of marine coral-derived Streptomyces sp. SS162 against A549 lung adenocarcinoma cancer cells. J Appl Pharm Sci. 2023; 13(10):188-198.
6. Manteca A, Fernandez M, Sanchez J. Mycelium development in Streptomyces antibioticus ATCC11891 occurs in an orderly pattern which determines multiphase growth curves. BMC Microbiol. 2005 Sep 15; 5:51.
7. Yu Y, Fu Y, Guo X, Yan R, Wang H, Zhao J, Wang X, Zhang J, Xiang W. Streptomyces durbertensis sp. nov., isolated from saline-alkali soil. Int J Syst Evol Microbiol. 2018 Nov; 68(11):3635-3640.
8. Hughes D, Karlén A. Discovery and preclinical development of new antibiotics. Ups J Med Sci. 2014 May; 119(2):162-169.
9. Bertrand Aigle, Sylvie Lautru, Dieter Spiteller, Jeroen S Dickschat, Gregory L Challis, Pierre Leblond, Jean-Luc Pernodet, Genome mining of Streptomyces ambofaciens. J. Ind. Microbiol. Biotechnol. 2014 February; 41(2):251-263.