ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG CỦA THANG ĐIỂM GAP Ở BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá giá trị tiên lượng tử vong của thang điểm GAP ở bệnh nhân (BN) đa chấn thương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, theo dõi dọc trên 40 BN từ ≥ 16 tuổi, được chẩn đoán đa chấn thương theo tiêu chuẩn Berlin năm 2014, điều trị tại Trung tâm Hồi sức cấp cứu chống độc, Bệnh viện Quân y 103, từ tháng 01/2020 - 3/2023. Kết quả: BN đa chấn thương chủ yếu là nam giới (70%), trong độ tuổi 20 - 59 (75%), nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông (77,5%). Tổn thương hay gặp nhất là chấn thương ngực (87,5%) và chấn thương sọ não (80%). Đa số BN đa chấn thương có tổn thương ở 3 hệ cơ quan (47,5%). Trung vị thời gian từ khi bị chấn thương tới khi vào khoa hồi sức là 3,12 giờ. Giá trị điểm GAP thời điểm nhập viện có khả năng tiên lượng tử vong ở BN đa chấn thương, diện tích dưới đường cong (AUC) = 0,804 với p < 0,05, điểm cut-off là 12 với độ nhạy (Se) = 0,971 và độ đặc hiệu (Sp) = 0,667. Kết luận: BN đa chấn thương chủ yếu là nam giới, trong độ tuổi lao động, tai nạn giao thông là nguyên nhân chủ yếu. Chấn thương ngực và chấn thương sọ não là 2 tổn thương thường gặp nhất. Giá trị điểm GAP thời điểm nhập viện có ý nghĩa tiên lượng tử vong ở BN đa chấn thương.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đa chấn thương, Thang điểm GAP
Tài liệu tham khảo
2. S Yousefzadeh-Chabok, M Hosseinpour, L Kouchakinejad-Eramsadati, et al. Comparison of Revised trauma score, injury severity score and trauma and injury severity score for mortality prediction in elderly trauma patients. Ulus Travma Acil Cerrahi Derg. 2016; 22(6):536-540.
3. D Sartorius, Y Le Manach, JS David, et al. Mechanism, glasgow coma scale, age, and arterial pressure (MGAP): A new simple prehospital triage score to predict mortality in trauma patients. Crit Care Med. 2010; 38(3):831-837.
4. HC Pape, R Lefering, N Butcher, et al. The definition of polytrauma revisited: An international consensus process and proposal of the new 'Berlin definition. J Trauma Acute Care Surg. 2014; 77(5):780-786.
5. Lê Đăng Mạnh. Nghiên cứu biến đổi một số chỉ số đông máu và mối tương quan với yếu tố tiên lượng mức độ nặng ở bệnh nhân đa chấn thương. Luận văn bác sĩ nội trú. 2021.
6. A Sauaia, FA Moore, EE Moore, et al. Epidemiology of trauma deaths: A reassessment. J Trauma. 1995; 38(2):185-193.
7. A Wafaisade, R Lefering, B Bouillon, et al. Epidemiology and risk factors of sepsis after multiple trauma: An analysis of 29,829 patients from the trauma registry of the german society for trauma surgery. Crit Care Med. 2011; 39(4):621-628.
8. Nguyễn Trường Giang. Nghiên cứu giá trị của bảng điểm RTS, ISS, NISS trong phân loại, tiên lượng và điều trị bệnh nhân đa chấn thương. Luận án Tiến sĩ Y học. 2007.
9. J Roorda, EF van Beeck, JW Stapert, et al. Evaluating performance of the Revised Trauma score as a triage instrument in the prehospital setting. Injury. 1996; 27(3):163-167.
10. Farzad Rahmani, Hanieh Ebrahimi Bakhtavar, Samad Shams Vahdati, et al. Evaluation of MGAP and GAP trauma scores to predict prognosis of multiple-trauma patients %J trauma monthly. 2017; 22(3).
11. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và một số kết quả cận lâm sàng của bệnh nhân sốc chấn thương vào khoa cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy. 2016.
12. Ghaedsharaf Z Yadollahi M, Jamali K, Niakan MH, Pazhuheian F, Karajizadeh M. The Accuracy of GAP and MGAP scoring systems in predicting mortality in trauma: A diagnostic accuracy study. Advanced Journal of Emergency Medicine. 2020; 4.