PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM PHÁC ĐỒ SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2022

Nguyễn Cẩm Vân1, , Nguyễn Trung Hà2, Nguyễn Tuấn Quang1, Nguyễn Khánh Huyền1
1 Học viện Quân y
2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích một số đặc điểm về phác đồ sử dụng thuốc điều trị ung thư tại Bệnh viện Trung ương Quân đội (BVTWQĐ) 108 năm 2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang trên 65 bệnh nhân (BN) thông qua các hồ sơ bệnh án (HSBA) điều trị ung thư bằng thuốc tại BVTWQĐ 108 năm 2022 thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ. Kết quả: Độ tuổi trung bình 52,37 ± 13,98 tuổi, tỷ lệ BN nam gấp gần 3 lần BN nữ. Ung thư phổi gặp nhiều nhất (18,46%). Hầu hết BN được chẩn đoán ban đầu ở giai đoạn nặng. Tăng huyết áp (THA) là bệnh mắc kèm xuất hiện nhiều nhất (23,33%). AC-T là phác đồ được sử dụng nhiều nhất (6,15%), chủ yếu là phác đồ kết hợp (75,96%) và không chuyển đổi phác đồ trong quá trình điều trị. Các biến cố bất lợi (ADE-Adverse Drug Event) phần lớn là độ 1 (71,04%), gặp nhiều nhất: Thiếu máu (50,58%). Thuốc hỗ trợ trong điều trị ung thư được sử dụng nhiều nhất: Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn, hormone tuyến thượng thận, thuốc chống nôn. Kết luận: Phân tích được đặc điểm của 65 BN ung thư, đặc điểm về phác đồ sử dụng thuốc điều trị ung thư và các thuốc hỗ trợ trong điều trị ung thư tại bệnh viện năm 2022.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. International Agency for Research on Cancer (WHO). World cancer report. International Agency for Research on Cancer, Lyon. 2008.
2. Cao Thị Thuỳ Linh. Khảo sát dịch tễ học ung thư và chi phí y tế trực tiếp điều trị ung thư tại Việt Nam giai đoạn 2018 - 2019. Khoá luận tốt nghiệp dược sĩ đại học. Trường Đại học Dược Hà Nội. 2021.
3. Bộ Y tế. Hướng dẫn thực hành dược lâm sàng cho Dược sỹ trong một số bệnh không lây nhiễm. 2019.
4. Trần Nhân Thắng, Cấn Tuyết Nga và CS. Các biến cố bất lợi trên bệnh nhân ung thư điều trị ngoại trú ghi nhận thông qua hoạt động giám sát tích cực của dược sĩ lâm sàng. Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai. Số 101 tháng 4/2018.
5. Isabelle Ingrand, Gautier Defossez, Claire Lafay-Chebassier et al. Serious adverse effects occurring after chemotherapy: A generl cancer registry-based incidence survey. British Journal of Clinical Pharmacology. 2020; 86(4):711-722.
6. Valentina Gambardella, Noelia Tarazona, Juan Miguel Cejalvo et al. Personalized medicine: Recent progress in cancer therapy. Cancers. 2020; 12(4):1009.
7. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung bướu. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 2020.
8. Vasan N, Baselga J, Hyman DM. A view on drug resistance in cancer. Nature. 2019; 575:299-309. DOI: 10.1038/s41586-019-1730-1.
9. Đỗ Huyền Nga. Đánh giá kết quả hoá trị phác đồ bevacizumab kết hợp FOLFOX4 trong ung thư đại trực tràng di căn. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Y Hà Nội. 2018.
10. Phạm Tuấn Anh. Đánh giá hiệu quả phác đồ hoá chất 4C-4P liều dày trong điều trị bổ trợ ung thư vú. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Y Hà Nội. 2020.
11. Pin-Fang He, Jing-Dong Zhou, Dong-Ming Yao. Efficacy and safety of decitabine in treatment of elderly patients with acute myeloid leukemia: A systematic review and meta analysi. Oncotarget. 2017; 8(25):41498-41507.