HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU ĐA MÔ THỨC SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG VÀ SAU PHÚC MẠC LẤY THẬN GHÉP Ở NGƯỜI HIẾN SỐNG

Nguyễn Thị Phượng1, Phạm Văn Đông2, Võ Văn Hiển3,
1 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh
3 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu hiệu quả giảm đau đa mô thức trên người tình nguyện khỏe mạnh sau phẫu thuật lấy thận ghép bằng phương pháp phẫu thuật nội soi (PTNS) trong hoặc sau phúc mạc. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 52 người tình nguyện hiến thận (TNHT) sau phẫu thuật được sử dụng phương pháp giảm đau đa mô thức theo phác đồ chung bao gồm các thuốc paracetamol, nefopam và fentanyl đường tĩnh mạch bệnh nhân (BN) tự điều khiển (patient-controlled analgesia - PCA). Hiệu quả giảm đau được đánh giá thông qua thang điểm nhìn hình đồng dạng (visual analog scale - VAS); tổng lượng fentanyl tiêu thụ qua PCA. Kết quả: Tại thời điểm sau rút nội khí quản (NKQ), số người TNHT có điểm đau VAS < 4 (VAS = 2 hoặc 3) là 45 (80,36%) và VAS ≥ 4 (VAS = 4 hoặc 5) là 11(19,64%); tại các thời điểm sau mổ từ H0 - H24: 100% người TNHT có VAS < 4; điểm đau VAS cao nhất tại thời điểm H0 và H1; không có sự khác biệt về điểm đau VAS giữa nhóm PTNS trong và ngoài phúc mạc (p > 0,05). Lượng fentanyl trung bình tiêu thụ qua PCA và tổng lượng fentanyl tiêu thụ trung bình để giảm đau trong 24 giờ là 60,2mcg và 288,9mcg. Người TNHT nhóm PTNS trong phúc mạc cần giảm đau bổ sung nhiều hơn so với nhóm sau phúc mạc đặc biệt tại thời điểm H1 (10,3mcg so với 21,8mcg) và H2 (23,9mcg so với 35mcg) (p > 0,05). Kết luận: Phương pháp giảm đau đa mô thức sử dụng paracetamol, nefopam và fentanyl PCA đường tĩnh mạch BN tự điều khiển có hiệu quả giảm đau tốt, là một lựa chọn ưu việt trong thực hành lâm sàng, giúp kiểm soát cơn đau ở người TNHT sau PTNS lấy thận ghép một cách hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Châu Quý Thuận. Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận để ghép trên người cho sống tại bệnh viện Chợ Rẫy. Luận án Tiến sĩ y học. 2012. Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
2. Hinther A, Nakoneshny SC, Chandarana SP, Matthews TW, Hart R, Schrag C, Matthews J, McKenzie CD, Fick GH, Dort JC. Efficacy of Multimodal Analgesia for Postoperative Pain Management in Head and Neck Cancer Patients. Cancers (Basel). 2021; 13(6): 1266. DOI:10.3390/ cancers13061266. PMID: 33809273; PMCID: PMC7999688.
3. Bộ y tế. Quy trình kỹ thuật ghép thận từ người cho sống (Ban hành kèm theo Quyết định số 43 /2006/QĐ-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
4. Nguyễn Toàn Thắng. Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật bụng và tác dụng không mong muốn của Fentany, Morphin, Morphin-Ketamin tĩnh mạch theo phương pháp BN tự kiểm soát. Luận án Tiến sĩ y học. 2016. Đại học Y Hà Nội.
5. DeLoach LJ, Higgins MS, Caplan AB, Stiff JL. The visual analog scale in the immediate postoperative period: intrasubject variability and correlation with a numeric scale. Anesth Analg. 1998; 86(1): 102-106. DOI:10.1097/ 00000539-199801000-00020. PMID: 9428860.
6. McNicol ED, Ferguson MC, Hudcova J. Patient controlled opioid analgesia versus non-patient controlled opioid analgesia for postoperative pain. Cochrane Database of Systematic Reviews. 2015; 6: CD003348. DOI: 10.1002/14651858.CD003348.pub3.
7. Savran-Karadeniz M, Kisa I, Salviz EA, et al. Can surgical approach affect postoperative analgesic requirements following laparoscopic nephrectomy: Transperitoneal versus retroperitoneal? A prospective clinical study. Arch Esp Urol. 2017; 70(6): 603-611.
8. Neelam Chauhan, Deepesh Benjamin Kenwar, Navdeep Singh, Sarbpreet Singh, Ashish Sharma, Kunal Kapoor, and Sandeep Kumar. Retroperitoneal Single Port Versus Transperitoneal Multiport Donor Nephrectomy: A Prospective Randomized Control Trial. Journal of Endourology. 2018; 32(6): 496-501. http://doi.org/10.1089/end.2017.0829.