ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ CHỨC NĂNG TÂM THU TÂM THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN NGHIỆN RƯỢU MẠN TÍNH

Đỗ Xuân Tĩnh1, , Bạch Thị Mỹ Hà1, Đinh Việt Hùng1
1 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đặc điểm về hình thái, chức năng tâm thất trái trên siêu âm tim ở bệnh nhân (BN) nghiện rượu mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang trên 60 BN nghiện rượu mạn tính điều trị nội trú tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 3 - 11/2022 và 56 nam giới khỏe mạnh. Kết quả: Độ dày vách liên thất (IVSd, IVSs) cả 2 thì tăng lên so với nhóm chứng (8,97 ± 1,59 mm và 12,46 ± 1,78 mm so với 7,42 ± 0,75 mm và 10,28 ± 0,92 mm, với p < 0,05). Độ dày thành sau thất trái (LVPWd, LVWPs) cả 2 thì cũng tăng lên so với nhóm chứng (8,78 ± 1,31 mm và 12,41 ± 1,45 mm so với 7,89 ± 0,67 mm và 10,98 ± 0,72 mm, với p < 0,05). Khối lượng cơ thất trái (LV mass) và chỉ số khối cơ thất trái (LVMI) ở nhóm bệnh (138,72 ± 32,03 g và 81,22 ± 18,59 g/m²) tăng lên so với nhóm chứng (108,18 ± 18,91 g và 67,04 ± 13,40 g/m²), với p < 0,05. Đường kính và thể tích tâm thu thất trái (LVEDs, ESV)  là 29,97 ± 4,14 mm và 34,38 ± 13,24 mL, lớn hơn so với nhóm chứng là 27,92 ± 2,44 mm và  29,21 ± 5,17 mL, vời p < 0,05. Chức năng tâm thu giảm mức độ vừa chiếm 1,67%, mức độ nhẹ chiếm 13,33%. Kết luận: Có sự thay đổi hình thái và chức năng tâm thất trái ở BN nghiện rượu mạn tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Quang Huy, Nguyễn Mạnh Hùng, Đỗ Xuân Tĩnh (2019). Điều trị nghiện rượu. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Sadock B.K. (2015). Substance-Related Disorders. Kaplan and Sadock’s Comprehensive Textbook of Psychiatry. Eleven Edition.
3. Gautam M.P., Gautam U.G., Dwivedi S., et al. (2010). Echocardiographic abnormalities in non-moderate drinking of alcohol for prolonged duration. Journal of College of Medical Sciences-Nepal; 6(1): 18-28.
4. Cao Tiến Đức (2019). Các rối loạn tâm thần, hành vi và tổn thương cơ thể do nghiện rượu. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
5. American Psychiatry Association (2022). Alcohol Related Disorders. Diagnostic and statistical manual of mental disorders: DSM-5-TR, 5th edition, American Psychiatric Pub, Arlington: 554-568.
6. Nguyễn Anh Vũ (2010). Siêu âm tim-Cập nhật chẩn đoán. Nhà xuất bản Đại học Huế.
7. Kino M., Imamitchi H., Morigutchi M., et al. (1981). Cardiovascular status in asymptomatic alcoholics, with reference to the level of ethanol consumption; 46(5): 545-551.
8. Lazarević Aleksandar M., Nakatani S., Nešković Aleksandar N., et al. (2000). Early changes in left ventricular function in chronic asymptomatic alcoholics: Relation to the duration of heavy drinking. Journal of the American College of Cardiology; 35(6): 1599-1606.
9. Gémes K., Janszky I., Strand L.B., et al. (2018). Light–moderate alcohol consumption and left ventricular function among healthy, middle-aged adults: The HUNT study; 8(5): 020777.
10. Iakunchykova O., Schirmer H., Leong D., et al. (2021). Heavy alcohol drinking and subclinical echocardiographic abnormalities of structure and function; 8(1): 001457.
11. Gautam M.P., Gautam U.G., Dwivedi S., et al. (2010). Echocardiographic abnormalities in non-moderate drinking of alcohol for prolonged duration. Journal of College of Medical Sciences-Nepal; 6(1): 18-28.
12. Li Z., Guo X., Bai Y., et al. (2016). The association between alcohol consumption and left ventricular ejection fraction: An observational study on a general population: 95(21).