KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM ĐAU KHỚP GỐI MẠN TÍNH VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT SỐ HỘI CHỨNG LÃO KHOA Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI THOÁI HOÁ KHỚP GỐI

Trần Viết Lực1,2, , Nguyễn Thị Thu Hương2,3, Nguyễn Ngọc Tâm2,3, Vũ Thị Thanh Huyền2,3
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Lão khoa Trung ương
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm đau khớp gối mạn tính và tìm hiểu mối liên quan với một số hội chứng lão khoa ở người bệnh cao tuổi thoái hoá khớp (THK) gối. Đối tượng phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 199 bệnh nhân (BN) ³ 60 tuổi được chẩn đoán THK gối nguyên phát theo tiêu chuẩn của ACR (1991) và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng 10/2021 - 8/2022. Thông tin thu thập bao gồm: Đặc điểm của đau khớp gối mạn tính (thời gian, vị trí, mức độ đau theo thang điểm VAS); chất lượng cuộc sống (thang điểm EQ-VAS); hội chứng lão khoa (trầm cảm, suy giảm hoạt động chức năng hằng ngày, tiền sử ngã). Kết quả: Tỷ lệ đau khớp gối mạn tính là 84,9%. Trong đó, 76 BN (45%) có thời gian đau từ 3 - 6 tháng, 93 BN (55%) đau > 6 tháng. 85,8% BN đau khớp gối mạn tính cả hai bên. Mức độ đau trung bình đánh giá theo thang điểm VAS khi nghỉ, khi đi bộ và khi leo cầu thang lần lượt là 3,19 ± 1,85; 5,05 ± 1,99 và 5,7 ± 2,1. Tỷ lệ suy giảm hoạt động chức năng hằng ngày (ADL) ở nhóm có đau khớp gối mạn tính cao hơn so với ở nhóm không đau khớp gối mạn tính (p = 0,045). Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa đau khớp gối mạn tính và chất lượng cuộc sống, nguy cơ trầm cảm, IADL và tiền sử ngã trong 1 năm qua. Kết luận: Đau khớp gối mạn tính là triệu chứng thường gặp ở BN THK gối nguyên phát, chủ yếu cả hai bên khớp gối. Đau khớp gối mạn tính làm tăng nguy cơ suy giảm hoạt động chức năng hằng ngày (ADL). Tuy nhiên, chưa có mối liên quan với chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Altman R.D. (1991). Criteria for classification of clinical osteoarthritis. J Rheumatol Suppl; 27: 10-12.
2. Inouye S.K., Studenski S., Tinetti M.E., Kuchel G.A. (2007). Geriatric syndromes: Clinical, research, and policy implications of a core geriatric concept. J Am Geriatr Soc; 55(5): 780-791.
4. Senn N., Monod S. (2015). Development of a comprehensive approach for the early diagnosis of geriatric syndromes in general practice. Front Med; 2:78.
3. Hairi N.N., Cumming R.G., Blyth F.M., Naganathan V. (2013). Chronic pain, impact of pain and pain severity with physical disability in older people - is there a gender difference? Maturitas; 74(1): 68-73.
4. Henchoz Y., Bula C., Guessous I., et al (2017). Chronic symptoms in a representative sample of community-dwelling older people: A cross-sectional study in Switzerland. BMJ Open; 7(1): e014485.
5. Liam Z.Y. (2022). Meaningful values of the EQ-5D-3L in patients undergoing primary knee arthroplasty. Bone Joint Res; Sep, 11(9): 619-628.
6. Mojahed Shalhoub (2022). The impact of pain on quality of life in patients with osteoarthritis: a cross-sectional study from Palestine. BMC Musculoskeletal Disorders; 23(248).
7. Keiko Sugai, et al. (2018). Association between knee pain, impaired function, and development of depressive symptoms. AGS (Journal of the Amerian Gediatrics Society).
8. Anh Trung Nguyen, Trang Huyen Thi Nguyen, Thu Thi Hoai Nguyen, et al. (2021). Chronic pain and associated factors related to depression among older patients in Hanoi, Vietnam. Int J Environ Res Public Health; 18(17): 9192.
9. K. Koltyn, et al. (2005). Assessing pain associated with activities of daily living in older adults. The Journal of Pain; 6(3), Supplement, S70, March 01.