ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LI GIẢI CÁC DÒNG TẾ BÀO UNG THƯ CD19+ CỦA CÁC TẾ BÀO CAR-T

Ngô Thu Hằng1, Đặng Thùy Linh1, Nguyễn Thị Hiền Hạnh2, Cấn Văn Mão1,
1 Bộ môn Sinh lý bệnh, Học viện Quân y
2 Bộ môn, Trung tâm Huyết học - Truyền máu, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá khả năng li giải các dòng tế bào ung thư CD19+ của các tế bào CAR-T. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm, mô tả cắt ngang có đối chứng. Các dòng tế bào ung thư Daudi, 1D2 (CD19+) và K562 (CD19-) được đánh dấu bằng CFSE. Tế bào CAR-T hoặc PBMC (effector) được bổ sung vào các giếng nuôi chứa tế bào ung thư CD19+ hoặc K562 (target) theo tỷ lệ target:effector (T:E) 1:2, 1:5, 1:10. Hỗn hợp tế bào được nuôi trong tủ ấm 37ºC, 5% CO2 trong 6 giờ, sau đó phân tích bằng flow cytometry. Kết quả: Tế bào CAR-T có khả năng li giải tế bào ung thư CD19+ và khả năng li giải tăng tỷ lệ thuận với tỷ lệ CAR-T nuôi cấy đồng thời với tế bào CD19+, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng PBMC và CD19- (p < 0,05). Kết luận: Tế bào CAR-T có khả năng li giải các dòng tế bào ung thư CD19+.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ferlay J, Colombet M, Soerjomataram I, Mathers C, Parkin DM. Estimating the global cancer incidence and mortality in 2018: GLOBOCAN sources and methods. Oct 23 2018.
2. Jemal A, Siegel R, Xu J, Ward E. Cancer statistics. CA Cancer J Clin. Sep-Oct 2010;60(5):277-300.
3. Judith F, Steuber C, Poplack D. Acute lymphoblastic leukemia. Princile and Practice of Pediattric Oncology. 2005.
4. Terwilliger T, Abdul-Hay M. Acute lymphoblastic leukemia: A comprehensive review and 2017 update. Blood Cancer Journal. Jun 30 2017;7(6):e577. DOI:10.1038/bcj.2017.53
5. Vormittag P, Gunn R, Ghorashian S, Veraitch FS. A guide to manufacturing CAR T cell therapies. Curr Opin Biotechnol. Oct 2018;53:164-181.
6. Mock U, Nickolay L, Philip B, et al. Automated manufacturing of chimeric antigen receptor T cells for adoptive immunotherapy using CliniMACS prodigy. Cytotherapy. Aug 2016;18(8):1002-1011. DOI:10.1016/ j.jcyt.2016.05.009
7. Poorebrahim M, Sadeghi S, Fakhr E, et al. Production of CAR T-cells by GMP-grade lentiviral vectors: latest advances and future prospects. Critical Reviews in Clinical Laboratory Sciences. Sep 2019;56(6):393-419. DOI:10.1080/ 10408363.2019.1633512
8. Casati A, Varghaei-Nahvi A, Feldman SA, et al. Clinical-scale selection and viral transduction of human naïve and central memory CD8+ T cells for adoptive cell therapy of cancer patients. Cancer Immunol Immunother. Oct 2013;62(10):1563-73. DOI:10.1007/s00262-013-1459-x
9. Kebriaei P, Singh H, Huls MH, et al. Phase I trials using Sleeping Beauty to generate CD19-specific CAR T cells. J Clin Invest. Sep 1 2016;126(9):3363-76. DOI:10.1172/jci86721
10. Wang L, Gong W, Wang S, et al. Improvement of in vitro potency assays by a resting step for clinical-grade chimeric antigen receptor engineered T cells. Cytotherapy. May 2019;21(5):566-578. DOI:10.1016/j.jcyt.2019.02.013
11. Maude SL, Frey N, Shaw PA, et al. Chimeric antigen receptor T cells for sustained remissions in leukemia. N Engl J Med. Oct 16 2014;371(16): 1507-17. DOI:10.1056/NEJMoa1407222
12. Grupp SA, Kalos M, Barrett D, et al. Chimeric antigen receptor-modified T cells for acute lymphoid leukemia. N Engl J Med. Apr 18 2013;368(16):1509-1518.