ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT TUYẾN TIỀN LIỆT NỘI SOI QUA NIỆU ĐẠO ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG SẢN LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả xa sau phẫu thuật cắt u phì đại lành tình tuyến tiền liệt (UPĐLTTTL) nội soi tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 98 bệnh nhân (BN) tuổi trung bình 75,5 ± 3,62, cao nhất 95 tuổi, thấp nhất 55 tuổi. Bảng điểm ISPP trước phẫu thuật: 27,3 ± 2,8; Bảng điểm chất lượng cuộc sống (CLCS) trước phẫu thuật: 5,2 ± 0,7; Chỉ số IIEF trước phẫu thuật: 17,8 ± 5,8; Kết quả: Biến chứng sau phẫu thuật: Hẹp niệu đạo 3,1%; đái rỉ tạm thời 3,1%; xuất tinh ngược dòng 4,1%; Điểm IPSS trung bình sau mổ 1 tháng, 6 tháng và 12 tháng lần lượt là 7,6 ± 3,3; 5,1 ± 2,1 và 4,6 ± 1,8; Điểm CLCS trung bình sau mổ 1 tháng, 6 tháng và 12 tháng lần lượt là: 1,4 ± 0,7; 0,88 ± 0,5 và 0,8 ± 0,4; Chỉ số IIEF trung bình sau mổ 1 tháng, 6 tháng và 12 tháng lần lượt là 12,18 ± 5,8; 12,51 ± 7,11 và 12,9 ± 7,1. Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị UPĐLTTTL là phương pháp an toàn, hiệu quả, cải thiện CLCS của BN.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
U phì đại lành tính tuyến tiền liệt, Rối loạn cương, Thang điểm IPSS, Thang điểm IIEF, Cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt qua ngã niệu đạo
Tài liệu tham khảo
2. Ahmad M., Khan H., Aminullah, Masood I., Masood W., Malik A. (2016). Comparison of bipolar and monopolar cautry use in turp for treatment of enlarged prostate. J Ayub Med Coll Abbottabad; 28(4): 758-761.
3. Chen Q., Zhang L., Liu Y.J., Lu J.D., Wang G.M. (2009). Bipolar transurethral resection in saline system versus traditional monopolar resection system in treating large - volume benign prostatic hyperplasia. Urol Int; 83(1): 55-59.
4. Botto H., Lebret T., Barré P., Orsoni J.L., Hervé J.M., Lugagne P.M. (2001). Electrovaporization of the prostate with the Gyrus device. J Endourol; 15(3): 313-316.
5. Kaya C., Yuen K.K.S., Ng C.M., Cheng C.H., Chu S.K.P. (2017). Metabolic syndrome and benign prostatic hyperplasia: An update. Asian J Urol; 4(3): 164-173.
6. Otsuki H., Reissigl A., Schwab C., et al. (2013). Bipolar versus monopolar transurethral resection of the prostate: Results of a comparative, prospective bicenter study - perioperative outcome and long-term efficacy. Urol Int; 90(1): 62-67.
7. Robert G., Descazeaud A., Delongchamps N.B., et al. (2012). Transurethral plasma vaporization of the prostate: 3-month functional outcome and com plications. BJU Int; 110(4): 555-560.