CẬP NHẬT MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SINH LÝ BỆNH VÀ CHIẾN LƯỢC XỬ TRÍ ĐA CHẤN THƯƠNG HIỆN NAY

Hồ Hữu Phước, Phạm Mạnh Cường1,
1 Bộ môn trung tâm Ngoại dã chiến, Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đa chấn thương (ĐCT) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tổn thương và tử vong ở người trẻ tuổi, đặc biệt trong bối cảnh tai nạn giao thông hiện nay chưa có xu hướng giảm. Với những người sống sót, ĐCT để lại di chứng lâu dài ảnh hưởng đáng lo ngại đến chất lượng cuộc sống và lao động. Đây là một mối quan tâm lớn về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu bởi sự thiệt hại về người và chi phí cấp cứu điều trị rất lớn. Gần 80% các ca tử vong do ĐCT xảy ra trong vòng vài giờ đến vài ngày sau khi bị thương, thường do chấn thương sọ não hoặc nội tạng quá nặng và sau đó là do sốc hoặc thiếu oxy. Trong những thập kỷ qua, các chiến lược, mô hình cấp cứu ĐCT ngày càng phát triển bao gồm cả các can thiệp trước khi nhập viện đã mang đến những cải thiện tích cực về kết quả điều trị và tỷ lệ tử vong. Hồi sức và phẫu thuật hay chỉnh hình kiểm soát thiệt hại là nền tảng trong điều trị bệnh nhân (BN) ĐCT. Các rối loạn trong sinh lý bệnh của ĐCT cần được nhận biết sớm để có thể áp dụng các chiến lược xử trí thích hợp. Trong bài báo này, chúng tôi mô tả một số chiến lược xử trí đang phát triển trong việc điều trị ĐCT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Ngoại dã chiến - Học viện Quân y (2019). Giáo trình Ngoại khoa dã chiến (Sách chuyên khảo). Cấp cứu và điều trị ĐCT. Nhà xuất bản Quân Đội nhân dân, Hà Nội; 71.
2. Pape H.C., Lefering R., Butcher N., Peitzman A., et al. (2014). The definition of polytrauma revisited: An international consensus process and proposal of the new ‘Berlin definition’ J. Trauma Acute Care Surg; 77:780-786.
3. Baker C.C., Oppenheimer L., Stephens B., Lewis F.R., Trunkey D.D (1980). Epidemiology of trauma deaths. Am J Surg; Jul; 140(1):144-150.
4. Nguyễn Trường Giang, Nghiêm Đình Phàn, Mai Xuân Hiên, Nguyễn Văn Sơn (2007). Chiến thuật điều trị BN ĐCT. Y học Thực hành; 571+572(5): 70-73.
5. Volpin G., Pfeifer R., Saveski J., et al. (2021). Damage control orthopaedics in polytraumatized patients-current concepts. Journal of Clinical Orthopaedics and Trauma; 12(1):72-82.
6. Glass N.E., Burlew C.C., Hahnhaussen J., et al. (2017). Early definitive fracture fixation is safely performed in the presence of an open abdomen in multiply injured patients. J Orthop Trauma; Dec; 31(12):624-630.
7. Trentz, O. (2014). Polytrauma: Pathophysiology, priorities, and management. General Trauma Care and Related Aspects (pp. 69-76). Springer, Berlin, Heidelberg.
8. Fecher, A., Stimpson, A., Ferrigno, L. and Pohlman, T.H. (2021). The pathophysiology and management of hemorrhagic shock in the polytrauma patient. Journal of Clinical Medicine; 10(20):4793.
9. Pape, H.C., Giannoudis, P.V., Krettek, C. and Trentz, O. (2005). Timing of fixation of major fractures in blunt polytrauma: role of conventional indicators in clinical decision making. Journal of Orthopaedic Trauma; 19(8):551-562.
10. Nicola, R. (2013). Early total care versus damage control: Current concepts in the orthopedic care of polytrauma patients. International Scholarly Research Notices.
11. Pape, H.C., Moore, E.E., Mckinley, T. and Sauaia, A. (2022). Pathophysiology in patients with polytrauma; Injury; May 14.
12. Duchesne, J., Inaba, K. and Khan, M.A. eds. (2018). Damage control in trauma care: an evolving comprehensive team approach. Springer International Publishing.
13. Roberts, D.J., Ball, C.G., Feliciano, D.V., Moore, E.E., et al. (2017). History of the innovation of damage control for management of trauma patients: 1902-2016. Annals of Surgery; 265(5):1034-1044.
14. Lamb, C.M., MacGoey, P., Navarro, A.P. and Brooks, A.J. (2014). Damage control surgery in the era of damage control resuscitation. British Journal of Anaesthesia; 113(2): 242-249.
15. Kaafarani H.M.A., Velmahos G.C. (2014). Damage control resuscitation in trauma. Scandinavian Journal of Surgery; 103(2):81-88.
16. Stahel, P.F., Heyde, C.E., Wyrwich, W. and Ertel, W. (2005). Current concepts of polytrauma management: From ATLS to "damage control". Der Orthopade; 34(9): 823-836.
17. Vallier, H.A. and Nahm, N.J. (2012). Timing of definitive treatment of femoral shaft fractures in patients with multiple injuries: a systematic review of randomized and nonrandomized trials. Journal of Trauma and Acute Care Surgery; 73(5):1046-1063.
18. Pape H.C., Andruszkow H., Pfeifer R., Hildebrand F., Barkatali B.M. (2016). Options and hazards of the early appropriate care protocol for trauma patients with major fractures: Towards safe definitive surgery. Injury; Apr; 47(4):787-791.
19. Giannoudis, P.V., Giannoudis, V.P. and Horwitz, D.S. (2017). Time to think outside the box: Prompt-individualised-safe management’(PR. ISM) should prevail in patients with multiple injuries. Injury; 48(7):1279-1282.