NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ DỰ BÁO KẾT QUẢ HÓA XẠ TRỊ UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG GIAI ĐOẠN II - III

Phạm Lâm Sơn1,, Nguyễn Hồng Thăng2, Bùi Vinh Quang3
1 Bệnh viện K
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá một số yếu tố dự báo kết quả điều trị ung thư vòm mũi họng (UTVMH) giai đoạn II - III bằng Cisplatin liều hàng tuần phối hợp với xạ trị điều biến liều. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng trên 68 bệnh nhân (BN) UTVMH giai đoạn II - III. BN thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn được điều trị bằng phác đồ: Hóa xạ trị (HXT) đồng thời bằng Cisplatin liều 40 mg/m2 da cơ thể hàng tuần kết hợp xạ trị điều biến liều, có hoặc không có hóa chất bổ trợ. Kết quả: Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình trong nghiên cứu: 34,4 ± 9,15 tháng. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ: 12 tháng, 24 tháng và 36 tháng lần lượt là 97%, 91,1% và 88%. Kết luận: Gián đoạn HXT là yếu tố tiên lượng cho thời gian sống thêm toàn bộ. Thể tích u và lượng EBV trước điều trị có sự khác biệt, tuy vậy chúng không phải là yếu tố tiên lượng kết quả điều trị trong nghiên cứu này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Vinh Quang, Phạm Lâm Sơn NCH (2016). Đánh giá hiệu quả bước đầu xạ trị điều biến liều bệnh ung thư vòm họng. Tạp chí Ung thư học Việt Nam; 1:331-336.
2. Đặng Huy Quốc Thịnh (2012). Hóa Xạ Trị Đồng Thời Carcinoma Vòm Hầu Giai Đoạn Tiến Xa Tại Chỗ - Tại Vùng. Luận án tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Dược TP HCM.
3. Chen L., Hu C.S., Chen X.Z., et al (2012). Concurrent chemoradiotherapy plus adjuvant chemotherapy versus concurrent chemoradiotherapy alone in patients with locoregionally advanced nasopharyngeal carcinoma: A phase 3 multicentre randomised controlled trial. Lancet Oncol; 13(2):163-171. doi:10.1016/S1470-2045(11)70320-5
4. Chen M., Yin L., Wu J., et al (2015). Impact of plasma Epstein-Barr virus-DNA and tumor volume on prognosis of locally advanced nasopharyngeal carcinoma. Biomed Res Int. doi:10.1155/2015/617949
5. Chen Y.P., Liu X., Zhou Q., et al (2021). Metronomic capecitabine as adjuvant therapy in locoregionally advanced nasopharyngeal carcinoma: A multicentre, open-label, parallel-group, randomised, controlled, phase 3 trial. Lancet (London, England); 398(10297): 303-313. doi:10.1016/S0140-6736(21) 01123-5
6. Du T., Xiao J., Qiu Z., Wu K. (2019). The effectiveness of intensity-modulated radiation therapy versus 2D-RT for the treatment of nasopharyngeal carcinoma: A systematic review and meta-analysis. PLoS One; 14(7). doi:10.1371/JOURNAL.PONE.0219611
7. Lee N.Y., Zhang E., Pfister D.G., et al (2012). Phase II Study of the Addition of Bevacizumab to Standard Chemoradiation for Loco-regionally Advanced Nasopharyngeal Carcinoma: Radiation Therapy Oncology Group (RTOG) Trial 0615 HHS Public Access. Lancet Oncol; 131016(211):172-180. doi:10.1016/S1470-2045(11)70303-5.Phase
8. Mazul A.L., Stepan K.O., Barrett T.F., et al (2020). Duration of radiation therapy is associated with worse survival in head and neck cancer. Oral Oncol; 108:104819. doi:10.1016/J. ORALONCOLOGY.2020.104819
9. Sung H., Ferlay J., Siegel R.L., et al (2021). Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin; 71(3):209-249. doi:10.3322/CAAC.21660
10.Wee, J. et al (2005). Randomized trial of radiotherapy versus concurrent chemoradiotherapy followed by adjuvant chemotherapy in patients with American Joint Committee on Cancer/International Union against cancer stage III and IV nasopharyngeal cancer of the endemic variety. Journal of clinical oncology : Official journal of the American Society of Clinical Oncology; 23(27):6730-6738. Available at: https://doi.org/10.1200/JCO.2005.16.790.