ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KHÔNG PHẪU THUẬT Ở BỆNH NHÂN BONG GÂN KHỚP CỔ CHÂN TẠI BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN CẤP 2 VIỆT NAM - NAM XU ĐĂNG

Lê Quang Đạo1,, Vũ Minh Dương2, Nguyễn Bá Ngọc3, Lê Việt Anh4
1 Khoa Chấn thương chung và Vi phẫu - Bệnh viện Quân y 103
2 Khoa Hồi sức nội, Bệnh viện Quân y 103
3 Khoa Chấn thương chung và Vi phẫu, Bệnh viện Quân y 103
4 Khoa Phẫu thuật Lồng ngực, Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bong gân khớp cổ chân là tình trạng tổn thương phức hợp dây chằng bên của khớp cổ chân. Tổn thương được điều trị bằng cách bất động; điều trị không phẫu thuật và can thiệp phẫu thuật. Bong gân khớp cổ chân chiếm tỷ lệ cao trong số các mặt bệnh chấn thương điều trị tại Bệnh viện Dã chiến cấp 2 Việt Nam. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của điều trị không phẫu thuật trong xử trí bong gân khớp cổ chân. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang không đối chứng trên 42 bệnh nhân (BN) được điều trị tại Bệnh viện Dã chiến cấp 2 Việt Nam tại Bentiu, Nam Xu Đăng với chẩn đoán bong gân khớp cổ chân một bên. Các BN được chẩn đoán dựa trên thăm khám lâm sàng và chụp X-quang khớp cổ chân. Khám khớp cổ chân được khám lại 5 ngày sau khi bị thương. BN bong gân độ I không được đưa vào nghiên cứu. Tất cả BN bong gân khớp cổ chân độ II và III đều được điều trị không phẫu thuật. Kết quả: Trong số 42 BN, có 30 BN (71,4%) là nam giới và 12 BN (28,6%) là nữ giới; Độ tuổi từ 24 - 45, tuổi trung bình 31 ± 2,4. 34 BN (80,9%) được chẩn đoán là bong gân độ II và 8 BN (19,1%) bong gân độ III. Khi bắt đầu điều trị, các trường hợp đều đau dữ dội (VAS: 8 - 10), cử động khớp cổ chân bị hạn chế và đau. Thử nghiệm ngăn kéo trước dương tính ở 8 BN (19,1%). Vào cuối tuần điều trị thứ 8 có 38/42 BN (90,5%) hết đau, không sưng nề, vận động khớp cổ chân không hạn chế, đạt sự hài lòng tối đa. Ở tuần thứ 12, 100% BN hồi phục hoàn toàn và rất hài lòng với việc điều trị. Kết luận: Đối với bong gân khớp cổ chân độ II và III, điều trị không phẫu thuật tại Bệnh viện Dã chiến cấp 2 Việt Nam giúp BN phục hồi sớm và đạt kết quả tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lassiter T. E., Malone T. R., Garret W. E. (1989). Injuries to the lateral ligaments of the ankle. Orthop Clin North Am 1; 20: 629-640.
2. Faraji E., Daneshmandi H., Atri A.E., Onvani V., Namjoo F.R. (2012 Dec). Effects of prefabricated ankle orthoses on postural stability in basketball players with chronic ankle instability. Asian J Sports Med; 3(4): 274-278.
3. Kerkhoffs G. M., Handoll H. H., de Bie R., et al (2007). Surgical versus conservative treatment for acute injuries of the lateral ligament complex of the ankle in adults. Cochrane Database Syst Rev; (2): CD000380.
4. Lionberger (2011). Diclofenac epolamine topical patch relieves pain associated with ankle sprain. J Pain Research; 4: 47-53.
5. De Vries J. S., Krips R., Sierevelt I. N., et al (2006). Interventions for treating chronic ankle instability. Cochrane Database Syst Rev; 4: CD004124.
6. Frey C., Bell J., Teresi L., et al (1996). A comparison of MRI and clinical examination of acute lateral ankle sprains. Foot Ankle Int; 17: 533.
7. Eiff M. P., Smith A. T., Smith G. E. (1994). Early mobilization versus immobilization in the treatment of lateral ankle sprains. The American Journal of Sports Medicine; 22(1): 83-88.
8. Kannus P., Renstrom P. (1991). Current concepts review: Treatment for acute tears of the lateral ligaments of the ankle. J Bone Joint Surg; 73A: 305.
9. Kerkhoffs G. M., Rowe B. H., Assendelft W. J., et al (2002). Immobilization and functional treatment for acute lateral ankle ligament injuriesin adults. Cochrane Database Syst Rev. (3): CD003762. Review. Update in: Cochrane Database Syst Rev. 2013;3: CD003762.
10. Ardevol J., Bolibar I., Belda V. (2002). Treatment of complete rupture of the lateral ligaments of the ankle: A randomized clinical trial comparing cast immobilization with functional treatment. Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc; 10: 371-377.
11. Kaikkonen A., Lehtonen H., Kannus P. (1999). Long-term functional outcome after surgery of chronic ankle instability: A 5-year follow-up study of the modified Evans procedure. Scand J Med Sci Sports; 9(4): 239-244.