ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU CỦA BÀI THUỐC “TAM TÝ THANG” KẾT HỢP HÀO CHÂM TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẮT LƯNG DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng giảm đau của bài thuốc “Tam tý thang” kết hợp hào châm trên bệnh nhân (BN) đau thắt lưng do thoái hóa cột sống. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, đánh giá lâm sàng trước và sau điều trị trên 35 BN được chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng (CSTL), được uống thuốc nghiên cứu và thực hiện kỹ thuật hào châm liên tục trong 15 ngày. BN được theo dõi các chỉ số nghiên cứu vào ngày trước điều trị (T0) và ngày thứ 15 sau điều trị (T15). Kết quả: Sau đợt điều trị, hiệu quả giảm đau của BN tính theo thang điểm VAS đạt tốt 48,6%, khá 42,9%, trung bình 8,6%, không có BN nào hiệu quả kém. Tầm vận động CSTL, chức năng sinh hoạt hàng ngày theo thang điểm Oswestry, triệu chứng mạch, lưỡi sau điều trị có sự cải thiện rõ. Kết luận: Bài thuốc “Tam tý thang” kết hợp hào châm điều trị cho BN đau thắt lưng do thoái hóa cột sống có tác dụng giảm đau rõ rệt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tam tý thang, Hào châm, Đau thắt lưng, Thoái hóa cột sống
Tài liệu tham khảo
2. Bộ môn Y học cổ truyền - Học viện Quân y (2017). Bệnh học Y học cổ truyền (dùng cho sau đại học). Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội: 284-294.
3. Nguyễn Thị Hồng Tâm (2021). Đánh giá hiệu quả lâm sàng của bài thuốc “Ngũ gia bì thang” kết hợp điện châm ở bệnh nhân hội chứng thắt lưng hông do thoái hóa cột sống. Luận văn Thạc sĩ Y học Cổ truyền, Học viện Quân y.
4. Trần Thiện Ân, Nguyễn Thị Tú Anh (2020). Đánh giá hiệu quả của phương pháp tác động cột sống phối hợp với điện châm trong điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống. Tạp chí Y học Lâm sàng; 59: 53-58.
5. Trịnh Thị Hạnh (2018). Nghiên cứu tác dụng của “Hoàn chỉ thống’’ kết hơp điện châm trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa CSTL. Luận văn Thạc sĩ Y học cổ truyền, Học viện Quân y.
6. Nguyễn Văn Hưng, Phạm Thị Xuân Mai (2018). Hiệu quả điều trị đau lưng do thoái hóa cột sống bằng điện mãng châm kết hợp bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh. Tạp chí Y Dược học Trường Đại học Y Dược Huế; 8(5): 52-57.
7. Lee S.Y., Cho N.H., Jung Y.O., et al. (2017). Prevalence and Risk Factors for Lumbar Spondylosis and Its Association with Low Back Pain among Rural Korean Residents. Journal of Korean Neurosurgical Society; 60(1): 67-74.
8. Wewers M.E., Lowe N.K., (2018). A critical review of visual analogue scales in the measurement of clinical phenomena. Research in Nursing & Health; 13(4): 227-236.
9. Fairbanks J.C., Pynsent P.B., (2019). Oswestry Low Back Pain Disability Index. Questionnaire Spine; 25(22): 2940-2953.