NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH SIÊU ÂM NỘI SOI Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ THỰC QUẢN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Siêu âm nội soi (SÂNS) là một trong các phương pháp chẩn đoán sớm, chính xác ung thư thực quản (UTTQ) về giai đoạn bệnh và tiên lượng, góp phần quan trọng trong định hướng điều trị. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh SÂNS ở bệnh nhân (BN) UTTQ và khảo sát mối liên quan một số đặc điểm hình ảnh SÂNS với các đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, cắt lớp vi tính (CLVT) và mô bệnh học. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, hồi cứu và tiến cứu, được tiến hành trên 40 BN được chẩn đoán UTTQ dựa trên kết quả mô bệnh học và SÂNS. Kết quả: Trong số 40 đối tượng nghiên cứu, UTTQ hay gặp ở 1/3 giữa chiếm 50%, 1/3 dưới chiếm 37,5% và 1/3 trên chiếm 12,5%. Tổn thương trên SÂNS chủ yếu là giảm âm với 85%, 15% là tăng âm và hỗn hợp âm. Giá trị đo lường tương đồng giữa SÂNS và chụp CLVT trong chẩn đoán giai đoạn khối u là yếu (Kappa = 0,296), chẩn đoán hạch di căn (Kappa = 0,396), chẩn đoán UTTQ theo phân loại TNM/ AJCC7 (Kappa = 0,355). Kết luận: SÂNS đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán giai đoạn bệnh, tuy nhiên cần phối hợp nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán giai đoạn UTTQ trước điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
siêu âm nội soi, ung thư thực quản, cắt lớp vi tính
Tài liệu tham khảo
2. Helmut masmann, Klaus scholottmann (2001). Role of Endoscopy in the Staging of Esophageal and Gastric Cancer. Seminars in Surgical Oncology; 20: 78-81.
3. Stephanie G. Worrell, Daniel S. Oh, Christina L. Greene, et al. (2014). Endoscopic Ultrasound Staging of Stenotic Esophageal Cancers May Be Unnecessary to Determine the Need for Neoadjuvant Therapy. J Gastrointest Surg; 18(2): 318-320.
4. Nguyễn Thị Thúy Giang (2011). Đối chiếu giá trị chẩn đoán của siêu âm nội soi thực quản với lâm sàng và chup cắt lớp vi tính lồng ngực. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: 1-36.
5. Kiều Thị Phương Nhàn (2019). Nghiên cứu đặc điểm siêu âm nội soi ở BN ung thư thực quản. Chuyên khoa Cấp II, Đại học Huế Trường Đại Học Y Dược.
6. Nguyễn Thị Xuân Hương (1999). Nghiên cứu hình ảnh siêu âm nội soi trong chẩn đoán ung thư thực quản. Luận án thạc sỹ y khoa.
7. Yueming Zhang, Shun He, Lizhou Dou, et al. (2019). Esophageal cancer N staging study with endoscopic ultrasonography. Oncol Lett; 17(1): 863-870.
8. Thomas W. Rice (2003). Benign Esophageal Tumors: Esophagoscopy and Endoscopic Esophageal Ultrasound. Semin Thorac Cardiovasc Surg; 15(1): 20-26.
9. Stephen G. Swisher, Mary Maish, Jeremy J. Erasmus, et al. (2004). Utility of PET, CT, and EUS to Identify Pathologic, Responders in Esophageal Cancer. General Thoracic; 78: 1152-1160.
10. Val J. Lowe, Fargol Booya, J. G. Fletcher, et al. (2005). Comparison of positron emission tomography, computed tomography, and endoscopic ultrasound in the initial staging of patients with esophageal cancer. Mol Imaging Biol; 7(6): 422-430.
11. O. Pech, E. Günter, F. Dusemund, et al. (2010). Accuracy of endoscopic ultrasound in preoperative staging of esophageal cancer: results from a referral center for early esophageal cancer. Original article, 12: 456-461.
12. Lee G H, Kim S. J, Jeong Y. J, et al. (2014). Clinical implication of PET/MR imaging in preoperative esophageal cancer staging: Comparison with PET/CT, endoscopic ultrasonography, and CT. J Nucl Med; 55(8): 1242-1247.