GIÁ TRỊ CỦA MÔ PHỎNG BẰNG CT 4D TRONG LẬP KẾ HOẠCH XẠ TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN III
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi của các thể tích xạ trị và liều trên các cơ quan nguy cấp giữa kế hoạch dựa trên mô phỏng CT 3D và 4D. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 31 bệnh nhân (BN) ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) được xạ trị tại Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 7/2020 - 7/2022. Thể tích khối u thô được xác định trên hình ảnh CT thể tích khối u thô 3D (Gross target volume - GTV 3D) và trên 10 pha của hình ảnh CT 4D (Internal target volume - ITV hay GTV 4D) ở 31 BN UTP KTBN giai đoạn III. Kế hoạch xạ trị 3D được lập dựa trên thể tích lập kế hoạch 3D (Planning target volume - PTV), thể tích bia lâm sàng (Clinical target volume - CTV cộng biên theo hướng dẫn thường quy), kế hoạch 4D được lập dựa trên PTV 4D (CTV trên 10 pha cộng thêm sai số đặt bệnh). Các thể tích xạ trị và liều trên phổi, tim, thực quản, tủy sống được so sánh giữa kế hoạch 3D và 4D. Kết quả: Trung bình GTV 4D (111,4 ± 69,4 cm³) lớn hơn trung bình GTV 3D (77,7 ± 54,2 cm³) (p = 0,001), tuy vậy trung bình của PTV trên kế hoạch 4D (401,8 ± 167,3 cm³) lại nhỏ hơn trên kế hoạch 3D (460,2 ± 179,1 cm³) (p = 0,002). Kế hoạch 4D bảo vệ các cơ quan lành xung quanh tốt hơn 3D, đặc biệt là trên phổi. So với kế hoạch 3D, liều trung bình phổi, V5, V10, V20 của phổi giảm lần lượt từ 18,3Gy, 59,9%, 55,8%, 40,5% xuống 16,9Gy, 44,6%, 31,2%, 28,9%. Liều trung bình tim, thực quản và liều tối đa tủy sống trên kế hoạch 4D giảm so với 3D (13,1 Gy, 18,7 Gy và 37,9 Gy so với 15,8 Gy, 19,1 Gy và 40 Gy), tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết luận: Lập kế hoạch cho BN UTPKTBN dựa trên mô phỏng bằng CT 4D giúp giảm thể tích xạ trị, bảo vệ các cơ quan lành tốt hơn mô phỏng bằng CT 3D.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
CT 4D, Thể tích bia nội tại, Ung thư phổi không tế bào nhỏ, Cơ quan lành
Tài liệu tham khảo
2. Underberg R. W. M., Lagerwaard F. J., Cuijpers J. P., et al. (2004). Four dimensional CT scans for treatment planning in stereotactic radiotherapy for stage I lung cancer. International Journal of Radiation Oncology, Biology, Physics; 60(4): 1283-1290.
3. Rietzel E., Chen G. T. Y., Choi N. C., et al. (2005). Four-dimensional image-based treatment planning: Target volume segmentation and dose calculation in the presence of respiratory motion. International Journal of Radiation Oncology, Biology, Physics; 61(5):1535-1550.
4. De Ruysscher D., Faivre-Finn C., Moeller D., et al. (2017). European Organization for Research and Treatment of Cancer (EORTC) recommendations for planning and delivery of high-dose, high precision radiotherapy for lung cancer. Radiotherapy and Oncology; 124 (1):1-10.
5. Bai T., Zhu J., Yin Y., et al. (2014). How does four-dimensional computed tomography spare normal tissues in non-small cell lung cancer radiotherapy by defining internal target volume? Thorac Cancer; 5 (6):537-542.
6. Rietzel E., Liu A. K., Doppke K. P., et al. (2006). Design of 4D treatment planning target volumes. International Journal of Radiation Oncology, Biology, Physics; 66(1):287-295.
7. Alasti H., Cho Y. B., Vandermeer A. D., et al. (2006). A novel four-dimensional radiotherapy method for lung cancer: imaging, treatment planning and delivery. Physics in Medicine and Biology; 51(12):3251-3267.
8. O'Rourke N., i Figuls M. R., Bernadó N. F., et al. (2010). Concurrent chemoradiotherapy in non‐small cell lung cancer. Cochrane Database of Systematic Reviews, (6).
9. Small W., Woloschak G. E. (2006). Radiation toxicity: a practical medical guide, Springer Science & Business Media.
10. Khan F., Bell G., Antony J., et al. (2009). The use of 4DCT to reduce lung dose: a dosimetric analysis. Med Dosim; 34(4):273-278.