MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MÔ BỆNH HỌC BỆNH VIÊM AMIDAN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

Tạ Chí Kiên1, Quản Thành Nam1,, Đỗ Lan Hương1, Nghiêm Đức Thuận1, Lê Thị Tuyết Ngân
1 Bộ môn khoa Tai mũi họng- Bệnh viện Quân y 103
2 

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh mô bệnh học viêm amidan mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả từng ca bệnh trên 38 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán viêm amidan mạn tính, được phẫu thuật cắt amidan tại Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 01 - 8/2022. Kết quả: Độ tuổi trung là 25,6 ± 9,1, nhóm tuổi hay gặp nhất là 16 - 25 (39,5%); tỷ lệ nam/nữ là 3,75. Đau họng là triệu chứng cơ năng thường gặp nhất (84,2%), tiếp theo là nuốt vướng (78,9%). Amidan quá phát chiếm 94,7%, độ II và III gặp nhiều nhất với tỷ lệ lần lượt là 39,5% và 42,1%. Thâm nhiễm nhẹ tế bào lympho trong biểu mô bề mặt amidan gặp ở 100%, thâm nhiễm lan tỏa tế bào lympho trong biểu mô và/hoặc áp xe bề mặt biểu mô amidan gặp ở 71,1% BN. Sự hiện diện của bạch cầu đa nhân trung tính trong bề mặt, vùng dưới biểu mô amidan và tăng số lượng tương bào trong vùng dưới biểu mô và vùng giữa các nang gặp 100%. Tăng sản lympho gặp 84,2% BN, tỷ lệ xuất hiện cao nhất ở nhóm tuổi 6 - 15 (100%); 71,1% BN có số lượng trung tâm mầm mức độ ít và mức độ nhiều chiếm 28,9% (soi ở vật kính x100). Sự xuất hiện của teo và xơ hóa chiếm lần lượt là 50% và 36,8%. Phân nhóm mô bệnh học: Viêm mạn tính - tăng sản 50%, tăng sản đơn thuần 28,9%, viêm mạn tính 13,2%, viêm mạn tính - sẹo/xơ hóa 7,9%. Kết luận: Các đặc điểm mô bệnh học phù hợp với bệnh lý viêm amidan mạn tính và giúp củng cố chẩn đoán bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ugras Serdar, Kutluhan Ahmet (2008). Chronic Tonsillitis Can Be Diagnosed With Histopathologic Findings. European Journal of General Medicine; 5:95-103
2. Ashraf M. J. et al. (2010). Fine needle aspiration cytology of palatine tonsils: a study of 112 consecutive adult tonsillectomies. Cytopathology; 21(3):170-5.
3. Ripplinger T., Theuerkauf T., Schultz-Coulon H. J. (2007). Significance of the medical history in decisions on whether tonsillotomy is indicated. Hno; 55(12):945-9.
4. Brodsky L. (1989) Modern assessment of tonsils and adenoids. Pediatr Clin North Am; 36(6):1551-69.
5. Nghiêm Đức Thuận, Đào Gia Hiển, Phạm Minh Tuấn (2010) Nghiên cứu hiệu quả phẫu thuật amidan dưới gây mê nội khí quản bằng dao kim điện đơn cựccao tần đơn cực và phẫu thuật kinh điển. Tạp chí Y học Việt Nam tháng 12, số 2/2010:125-130.
6. Nguyễn Thị Bảo Chi, Trần Phan Chung Thủy, Võ Quang Phúc (2017). Đánh giá hiệu quả sử dụng dao plasma trong phẫu thuật cắt amidan tại bệnh viện tai mũi họng tp. HCM. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 21:81-85.
7. Lý Xuân Quang, Phạm Kiên Hữu (2007) Đánh giá kết quả sử dụng dao mổ siêu âm trong cắt amidan. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 11:5-8.
8. Trương Kim Chi, Nguyễn Tư Thế, Võ Lâm Phước (2010). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn ái khí của viêm amidan mạn tại bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Đại học Y Dược Huế. Tạp chí Y Dược học; 2(6):46.
9. Pribuišienė R. et al. (2013) The most important throat-related symptoms suggestive of chronic tonsillitis as the main indication for adult tonsillectomy. Medicina (Kaunas); 49(5):219-222.
10. Nguyễn Nam Hà và CS (2009) Đặc điểm giải phẫu bệnh của amidan viêm mạn tính ở người lớn được cắt amidan tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP.HCM. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh; 13:273.
11. Reis L. G. et al. (2013) Tonsillar hyperplasia and recurrent tonsillitis: clinical-histological correlation. Braz J Otorhinolaryngol; 79(5):603-8.
12. Pribuišienė Rūta et al. (2015) Correlation between throat-related symptoms and histological examination in adults with chronic tonsillitis. Medicina; 51(5):286-290.