SO SÁNH HIỆU QUẢ GÂY TÊ CỦA ARTICANIE 4% VỚI LIDOCAINE 2% TRONG PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: So sánh hiệu quả gây tê của Articanie 4% với Lidocaine 2% trong phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc, có đối chứng trên 120 bệnh nhân (BN) gây tê bằng hai nhóm thuốc tê trong phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới tại Khoa Răng miệng - Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 01 - 8/2022. Kết quả: Liều trung bình thuốc tê tính theo mL của nhóm gây tê bằng Articaine thấp hơn so với liều trung bình tính theo đơn vị mL của nhóm gây tê bằng Lidocaine. Thời gian khởi phát tê của thuốc tê Articaine sớm hơn Lidocaine. Thời gian duy trì tê trung bình của thuốc tê Articaine 4% dài hơn so với thời gian duy trì tê của nhóm Lidocaine 2%. Tỷ lệ BN cần bổ sung thêm thuốc tê và liều lượng thuốc tê ở nhóm gây tê bằng Articaine thấp hơn so với nhóm gây tê bằng Lidocaine. Kết luận: Articaine 4% là thuốc tê có hiệu quả gây tê nhanh, kéo dài. Tỷ lệ phải gây tê bổ sung thấp và giảm đau hiệu quả hơn so với Lidocaine 2% trong phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Articaine 4%, Lidocaine 2%, Phẫu thuật nhổ răng
Tài liệu tham khảo
2. Vũ Hồng Thái (2020). So sánh kết quả phẫu thuật răng khôn hàm dưới theo phân loại parant II, III bằng máy phẫu thuật siêu âm và phương pháp nhổ răng kinh điển tại Bệnh viện Quân y 103. Luận văn Bác sĩ Chuyên khoa II. Học viện Quân y.
3. Kambalimath DH, Dolas RS, Kambalimath HV, et al. (2013). Efficacy of 4% Articaine and 2 % Lidocaine: A clinical study. J Maxillofac Oral Surg; 12(1):3-10.
4. A. Dugal, R. Khanna, A. Patankar (2009). A comparative study between 0.5% centbucridine HCl and 2% lignocaine HCl with adrenaline (1: 2, 00,000). Journal of Maxillofacial and Oral Surgery; 8(3):221-223.
5. P. A. Moore, S. G. Boynes, E. V. Hersh, et al. (2006). The anesthetic efficacy of 4 percent articaine 1: 200,000 epinephrine: two controlled clinical trials. The Journal of the American Dental Association; 137(11):1572-1581.
6. B. L. Colombini, K. C. Modena, A. M. Calvo, et al. (2006). Articaine and mepivacaine efficacy in postoperative analgesia for lower third molar removal: a double-blind, randomized, crossover study. Oral Surgery, Oral Medicine, Oral Pathology, Oral Radiology, and Endodontology; 102(2):169-174.
7. A. Sierra Rebolledo, E. Delgado Molina, L. Berini Aytés, et al. (2007). Comparative study of the anesthetic efficacy of 4% articaine versus 2% lidocaine in inferior alveolar nerve block during surgical extraction of impacted lower third molars. Medicina Oral, Patología Oral y Cirugía Bucal (Internet); 12(2):139-144.
8. Gazal G. (2018). Is Articaine more potent than mepivacaine for use in oral surgery? J Oral Maxillofac Res, 30(9):e5(1-8).
9. A. Haase, A. L. Reader, J. Nusstein, et al. (2008). Comparing anesthetic efficacy of articaine versus lidocaine as a supplemental buccal infiltration of the mandibular first molar after an inferior alveolar nerve block. The Journal of the American Dental Association; 139(9):1228-1235.
10. K. Malanin, K. Kalimo (1995). Hypersensitivity to the local anesthetic articaine hydrochloride. Anesthesia Progress; 42(3-4):144-145.
11. M. Daubliinder, R. Miller, W. Lipp (1997). The incidence of complications associated with local anesthesia in dentistry. Anesthesia progress; 44(4):132-141.
12. S. F. Malamed, S. Gagnon, D. Leblanc (2000). Efficacy of articaine: a new amide local anesthetic. The Journal of the American Dental Association; 131(5):635-642.
13. S. F. Malamed, S. Gagnon, D. Leblanc (2001). Articaine hydrochloride: a study of the safety of a new amide local anesthetic. The Journal of the American Dental Association; 132(2):177-185.