ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ TAI MŨI HỌNG SAU NHIỄM COVID-19 MỨC ĐỘ NHẸ VÀ VỪA CỦA HỌC VIÊN, SINH VIÊN TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bệnh lý tai mũi họng (TMH) sau nhiễm COVID-19 mức độ nhẹ và vừa của học viên, sinh viên tại Học viện Quân y. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có theo dõi trên 793 học viên, sinh viên nhiễm COVID-19 mức độ trung bình và nhẹ tại Học viện Quân y từ tháng 4/2021 - 6/2022. Kết quả: Mối liên quan giữa thời gian quay trở lại học tập, sinh hoạt bình thường với tình trạng bệnh lý TMH sau nhiễm COVID-19: Đối với trường hợp khỏi trong 7 ngày đầu, trong 8 - 14 ngày, trong 15 - 30 ngày, tỷ lệ mắc bệnh lý mũi xoang lần lượt là 28,91%, 33,50%, 21,86%; khỏi trong 7 ngày đầu, trong 8 - 14 ngày có tỷ lệ mắc bệnh lý họng - thanh quản lần lượt là 23,18% và 19,31%. Mối liên quan giữa loại vaccine đã tiêm và tình trạng bệnh lý hiện tại, tỷ lệ mắc bệnh lý mũi xoang khi tiêm 3 mũi Astra Zeneca (34,94%), tiêm 2 mũi Astra Zeneca + 1 mũi Nanocovax (23,17%), tiêm 2 mũi Astra Zeneca (33,33%), tiêm 2 mũi Astra Zeneca + 1 mũi Pfizer (0%). Tỷ lệ bệnh lý mũi xoang ở nhóm mắc COVID-19 lần đầu là 30,87%, mắc COVID-19 lần hai 26,31%, COVID-19 lần ba 33,33%. Học viên trước mắc COVID-19 không có bệnh lý TMH, sau mắc COVID-19 mắc bệnh lý mũi xoang (31,09%), bệnh lý họng - thanh quản (19,48%), bệnh lý mũi họng (9,36%), bệnh lý tai giữa (2,25%). Kết luận: Học viên quay trở lại sinh hoạt, học tập càng sớm, tỷ lệ mắc bệnh TMH càng cao. Học viên được tiêm vaccine đầy đủ ít mắc bệnh TMH hơn nhóm chỉ tiêm 2 mũi vaccine. Các loại vaccine khác nhau có hiệu quả bảo vệ đối với bệnh TMH khác nhau. BN nhiễm nhiều lần có tỷ lệ mắc bệnh TMH thấp hơn nhóm nhiễm lần đầu. BN có hay không có bệnh lý TMH trước đó có nguy cơ mắc bệnh TMH sau nhiễm cao hơn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
COVID-19, Hậu COVID-19, Triệu chứng tai mũi họng
Tài liệu tham khảo
2. El-Anwar M.W., et al. (2021). Analysis of ear, nose and throat manifestations in COVID-19 patients. International Archives of Otorhinolaryngology; 25: 343-348.
3. El-Anwar M.W., S. Elzayat, Y.A. Fouad (2020). ENT manifestation in COVID-19 patients. Auris Nasus Larynx; 47(4): 559-564.
4. Nalbandian A., et al. (2021). Post-acute COVID-19 syndrome. Nat Med; 27(4): 601-615.
5. Ozcelik Korkmaz M., et al. (2021). Otolaryngological manifestations of hospitalised patients with confirmed COVID-19 infection. Eur Arch Otorhinolaryngol; 278(5): 1675-1685.