VỊ TRÍ KHỞI PHÁT VÀ KẾT QUẢ TRIỆT ĐỐT CƠN TIM NHANH NHĨ TRONG 5 NĂM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả vị trí khởi phát và đánh giá kết quả triệt đốt nhịp nhanh nhĩ (NNN) trong 5 năm. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả thực hiện trên 43 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán mắc NNN và điều trị triệt đốt bằng năng lượng tần số radio (radiofrequency - RF) từ tháng 9/2019 - 9/2024 tại Bệnh viện E. Kết quả: Hai cơ chế chính của NNN là nhanh nhĩ ổ (56%) và cuồng nhĩ (44%). Phần lớn NNN khởi phát từ tim phải (76,7%), với tỷ lệ cao nhất ở vòng van ba lá (27,9%) và mào tận cùng (20,9%). Thời gian theo dõi trung bình là 30,5 tháng, tỷ lệ thành công sớm là 88,3% và sau theo dõi là 79,0%. Nhóm cuồng nhĩ có tỷ lệ thành công cao hơn nhóm nhanh nhĩ ổ. Không có biến chứng nào xảy ra. Kết luận: Cơn nhịp nhanh ổ gặp nhiều hơn cơn cuồng nhĩ, với vị trí khởi phát chủ yếu từ tâm nhĩ phải, đặc biệt là vòng van ba lá và lỗ xoang tĩnh mạch vành. Triệt đốt bằng năng lượng RF có kết quả thành công cao và ít biến chứng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhanh nhĩ ổ, Cuồng nhĩ, Triệt đốt bằng năng lượng tần số radio
Tài liệu tham khảo
2. Murman DH, McDonald AJ, Pelletier AJ, Camargo CA. U.S. Emergency Department visits for supraventricular tachycardia, 1993-2003. Academic Emergency Medicine. 2007; 14(6):578-581.
3. Sohinki D, Obel OA. Current trends in supraventricular tachycardia management. 2014; 14(4):10.
4. Page RL, Joglar JA, Caldwell MA, et al. 2015 ACC/AHA/HRS Guideline for the management of adult patients with supraventricular tachycardia: Executive summary. 35.
5. Brugada J, Katritsis DG, Arbelo E, et al. 2019 ESC Guidelines for the management of patients with supraventricular tachycardia the task force for the management of patients with supraventricular tachycardia of the European Society of Cardiology (ESC). European Heart Journal. 2020; 41(5):655-720. DOI:10.1093/eurheartj/ ehz467.
6. Compagnucci P, Dello Russo A, Bergonti M, et al. Ablation index predicts successful ablation of focal atrial tachycardia: Results of a Multicenter Study. JCM. 2022; 11(7):1802. DOI:10.3390/jcm11071802.
7. Gulsen K, Demir S, Kup A, et al. The effect of patient characteristics to the acute procedural success and long term outcome of atrial tachycardia and atrial flutter cases undergoing catheter ablation. Marmara Medical Journal. 2021; 34(2):202-207. DOI:10.5472/marumj.943128.
8. Castelo A, Portugal G, Vaz Ferreira V, et al. Radiofrequency catheter ablation of focal atrial tachycardia: Characteristics and results of a series in a tertiary hospital. EP Europace. 2021; 23(3):euab116.090. DOI:10.1093/europace/euab116.090.
9. Anguera I, Brugada J, Roba M, et al. Outcomes after radiofrequency catheter ablation of atrial tachycardia. The American Journal of Cardiology. 2001; 87(7):886-890. DOI:10.1016/ S0002-9149(00)01531-9.