ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG DO CHÓ CẮN TẠI BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN CẤP 2 VIỆT NAM TẠI NAM SUDAN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm tổn thương và kết quả điều trị vết thương do chó cắn tại Bệnh viện Dã chiến cấp 2 Việt Nam, Nam Sudan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh trên 33 bệnh nhân (BN) bị chó cắn điều trị tại Bệnh viện Dã chiến cấp 2 Việt Nam, Nam Sudan trong thời gian từ tháng 10/2018 - 6/2023. Kết quả: 26 BN (78,8%) là nam giới, tỷ lệ nam/nữ là 3,7/1. Tổn thương do chó hoang gặp ở 28 BN (84,8%). Cánh - cẳng tay là vị trí hay gặp tổn thương nhất với 12 BN (36,4%). Tổn thương đâm thủng chiếm tỷ lệ cao nhất với 25 BN (75,8%). Rửa và băng vết thương đơn thuần được tiến hành ở 19 BN (57,6%). Tất cả các BN đều bình phục hoàn toàn sau 21 ngày, không có trường hợp nào bị uốn ván hoặc dại. Có 3 BN (9,1%) nhiễm khuẩn nông vết thương. Kết luận: Loại chó phổ biến nhất gây ra vết cắn là chó hoang. Xử trí vết thương, dự phòng uốn ván và bệnh dại mang lại hiệu quả điều trị cao đối với các trường hợp bị chó cắn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tổn thương do chó cắn, Uốn ván, Bệnh dại
Tài liệu tham khảo
2. Fonseca GM, Mora E, Lucena J, et al. Forensic studies of dog attacks on humans: A focus on bite mark analysis. Res Rep Forensic Med Sci. 2015; 5:39-51.
3. Lackmann GM, Draf W, Isselstein G, et al. Surgical treatment of facial dog bite injuries in children. J Craniomaxillofac Surg. 1992; 20(2):81-86.
4. Morzycki A, Simpson A, Williams J. Dog bites in the emergency department: A descriptive analysis. CJEM. 2018; 21:1-8.
5. Westgarth C, Brooke M, Christley RM. How many people have been bitten by dogs? A cross-sectional survey of prevalence, incidence and factors associated with dog bites in a UK community. J Epidemiol Community Health. 2018; 72(4):331-336.
6. Ilyas N, Rahim K, Latif Z. Incidence of dog bite in rural area (Chountra), District Rawalpindi, Province Punjab, Pakistan. J Med Allied Sci. 2017; 7(2):99.
7. Ali MI, Jamali S, Ashraf T, Ahmed N. Patterns and Outcomes of dog bite injuries presenting to emergency department in a tertiary care hospital at Karachi. Pak J Med Sci. 2021; 37(3):794-799.
8. Ullah F, Tahir M, Masoodurehman, et al. Mammalian bite injuries to the head and neck region. J Coll Physicians Surg Pak. 2005; 15(8):485-488.
9. Jaindl M, Grünauer J, Platzer P, et al. The management of bite wounds in children: A retrospective analysis at a level I trauma centre. Injury. 2012; 43(12):2117-21.
10. Paschos NK, Makris EA, Gantsos A, et al. Primary closure versus non-closure of dog bite wounds: A randomised controlled trial. Injury. 2014; 45(1):237-240.