KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HÓA XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI UNG THƯ THỰC QUẢN GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN TẠI CHỖ TẠI VÙNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả hóa xạ trị đồng thời điều trị ung thư thực quản (UTTQ) giai đoạn tiến triển tại chỗ tại vùng và phân tích một số yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả, không đối chứng trên 61 bệnh nhân (BN) ung thư biểu mô vảy thực quản, được hóa xạ trị đồng thời kỹ thuật xạ 3D và phác đồ hóa chất Paclitaxel-Carboplatin (PC) chu kỳ hàng tuần tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 01/2019 - 11/2022. Kết quả: Tuổi trung bình là 56,8 (32 - 75); 100,0% là nam giới. BN thuyên giảm và không còn triệu chứng sau điều trị chiếm 80,3%. Triệu chứng nuốt nghẹn giảm rõ rệt sau điều trị (p < 0,001). Đánh giá đáp ứng khách quan theo tiêu chuẩn RECIST 1.1, tỷ lệ đáp ứng chung là 81,9%, BN đáp ứng một phần chiếm tỷ lệ cao nhất (55,7%), tỷ lệ tiến triển khi hóa xạ trị thấp (3,3%). Phác đồ an toàn, chỉ gặp biến chứng nhẹ, viêm da có tỷ lệ cao nhất (67,0%). Phân tích ghi nhận thể trạng người bệnh tốt hơn, giai đoạn bệnh theo T (Tumor), theo N (Node) và TNM (Tumor - Node - Metastasis) sớm hơn là những yếu tố tiên lượng đáp ứng tốt hơn sau điều trị (p < 0,05). Kết luận: Hóa xạ trị đồng thời tiền phẫu và triệt căn có hiệu quả khả quan, dung nạp tốt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư thực quản, Tiến triển tại chỗ tại vùng, Hóa xạ trị đồng thời
Tài liệu tham khảo
2. Huang FL and Yu SJ. Esophageal cancer: Risk factors, genetic association, and treatment. Asian J Surg. 2018; 41(3):210-215.
3. Nguyễn Thị Hà. Kết quả hóa xạ trị đồng thời tiền phẫu ung thư thực quản 1/3 giữa - dưới giai đoạn II,III tại Bệnh viện TWQĐ 108. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2021.
4. Nguyễn Trọng Tiến. Đánh giá kết quả hóa xạ trị Vmat kết hợp đồng thời hóa chất trong ung thư thực quản 1/3 trên tại Bệnh viện K. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.2019
5. Shapiro J, van Lanschot JJB, Hulshof MCCM, et al. Neoadjuvant chemoradiotherapy plus surgery versus surgery alone for oesophageal or junctional cancer (CROSS): Long-term results of a randomised controlled trial. The Lancet Oncology. 2015; 16(9):1090-1098.
6. Sridhar P, Bhatt M, Qureshi MM, et al. Esophageal cancer presentation, treatment, and outcomes vary with hospital safety-net burden. Ann Thorac Surg. 2019; 107(5):1472-1479.
7. Ishibashi Y, Tsujimoto H, Hiraki S, et al. Prognostic value of preoperative systemic immunoinflammatory measures in patients with esophageal cancer. Ann Surg Oncol. 2018; 25(11):3288-32998.
8. Nguyễn Đức Lợi. Đánh giá hiệu quả phác đồ hóa xạ trị đồng thời và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô thực quản giai đoạn III, IV tại Bệnh viện K. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2015.
9. Nguyễn Thị Tố Quyên. Đánh giá kết quả hóa xạ trị đồng thời phác đồ PC hàng tuần ung thư thực quản giai đoạn III-IVA tại bệnh viện ung bướu Thanh Hóa. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2019.
10. Zhu S, Miao CW, Wang ZT, et al. Sensitivity value of hematological markers in patients receiving chemoradiotherapy for esophageal squamous cell carcinoma. Onco Targets Ther. 2016; 9:6187-6193.