KẾT QUẢ SỬ DỤNG LIỆU PHÁP HÚT ÁP LỰC ÂM CÓ TƯỚI RỬA TRONG QUẢN LÝ VẾT THƯƠNG NHIỄM KHUẨN

Lê Hữu Sơn1, , Hoàng Tuấn Anh1,2, Thái Duy Quang1,3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng liệu pháp hút áp lực âm có tưới rửa (negative pressure wound therapy with instillation - NPWTi) trong điều trị các vết thương nhiễm khuẩn. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 27 trường hợp với 36 vết thương khác nhau. Các vết thương được điều trị bằng NPWTi tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 5/2022 - 8/2024. Kết quả: Nhóm tuổi 18 - 60 chiếm tỷ lệ cao nhất với 14/27 trường hợp, độ tuổi trung bình là 54,3 ± 16,7. Tình trạng nhiễm khuẩn vết thương trước khi sử dụng NPWTi gặp ở tất cả vết thương, mức độ nhiễm khuẩn nặng là 8/36 vết thương, mức độ vừa là 28/36 vết thương. Sau khi sử dụng NPWTi, có 27/36 vết thương không còn biểu hiện nhiễm khuẩn, 7/36 vết thương nhiễm khuẩn nhẹ và 2/36 vết thương còn nhiễm khuẩn mức độ vừa. Tình trạng nền vết thương theo phân loại Sessing Scale trước khi dùng NPWTi có 23/36 vết thương độ 4 và 13/36 vết thương độ 5. Sau khi sử dụng NPWTi, tình trạng nền vết thương được ghi nhận là 3/36 vết thương độ 2, 31/36 vết thương độ 3 và 2/36 vết thương độ 4. Kết luận: NPWTi giúp điều trị các vết thương nhiễm khuẩn rất hiệu quả, tạo thuận lợi cho phẫu thuật tạo hình đóng kín tổn thương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lipsky BA, Hoey C. Topical antimicrobial therapy for treating chronic wounds. Clinical infectious diseases. 2009; 49(10):1541-1549.
2. Vikatmaa P, Juutilainen V, Kuukasjärvi P, Malmivaara A. Negative pressure wound therapy: A systematic review on effectiveness and safety. European Journal of Vascular and Endovascular Surgery. 2008; 36(4): 438-448.
3. Goss SG, Schwartz JA, Facchin F, Avdagic E, Gendics C, Lantis JC. Negative pressure wound therapy with instillation (NPWTi) better reduces post-debridement bioburden in chronically infected lower extremity wounds than NPWT alone. Journal of the American College of Clinical Wound Specialists. 2012; 4(4):74-80.
4. 2012 infectious diseases society of America clinical practice guideline for the diagnosis and treatment of diabetic foot infections. Oxford Academic. July 16, 2023.
5. Ferrell BA, Artinian BM, Sessing D. The sessing scale for assessment of pressure ulcer healing. Journal of the American Geriatrics Society. 1995; 43(1):37-40.
6. Diehm YF, Loew J, Will PA, et al. Negative pressure wound therapy with instillation and dwell time (NPWTi-d) with VAC. VeraFlo in traumatic, surgical, and chronic wounds - A helpful tool for decontamination and to prepare successful reconstruction. International Wound Journal. 2020; 17(6):1740-1749.
7. Tingting S, Xinyue F, Tiantian Y, et al. Comparison of the effects of negative pressure wound therapy and negative pressure wound therapy with instillation on wound healing in a porcine model. Front Surg. 2023; 10.
8. Kim PJ, Attinger CE, Steinberg JS, et al. The Impact of negative-pressure wound therapy with instillation compared with standard negative-pressure wound therapy: A retrospective, historical, cohort, controlled study. Plastic and Reconstructive Surgery. 2014; 133(3):709.
9. Saxena V, Hwang CW, Huang S, Eichbaum Q, Ingber D, Orgill DP. Vacuum-assisted closure: Microdeformations of wounds and cell proliferation: Plastic and reconstructive surgery. Published online. October 2004:1086-1096.