ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH TAI GIỮA TYPE IV Ở BỆNH NHÂN VIÊM TAI GIỮA MẠN CÓ CHOLESTEATOMA

Nguyễn Thúy Nga1, , Nguyễn Thị Tố Uyên2,3
1 Bệnh viện 19-8
2 Bộ môn Tai Mũi Họng, Trường Đại học Y Hà Nội
3 Khoa Tai, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân (BN) viêm tai giữa mạn (VTGM) có cholesteatoma; đánh giá kết quả phẫu thuật chỉnh hình tai giữa (CHTG) type IV theo phân loại Wullstein cải biên. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 20 BN với chẩn đoán VTGM có cholesteatoma được phẫu thuật CHTG type IV theo phân loại Wullstein cải biên từ tháng 3/2017 - 9/2024 tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương. Kết quả: Triệu chứng cơ năng chính là chảy mủ tai và nghe kém (100%), ù tai (70,0%) và đau tai (45,0%). Trên phim chụp cắt lớp vi tính (CLVT) có hình ảnh gián đoạn chuỗi xương con (100%), mòn tường thượng nhĩ (95,0%) và hở trần thượng nhĩ (15,0%). Theo dõi sau phẫu thuật trong khoảng 20 tháng cho thấy ngưỡng nghe trung bình đơn âm (pure tone audiometry - PTA) là 50,06 ± 12,6dB (không thay đổi so với trước phẫu thuật) nhưng tỷ lệ nghe kém nhẹ (PTA 26 - 40dB) tăng lên đạt 40,0%, nghe kém trung bình (PTA 41 - 55) là 25%, nghe kém trung bình nặng (PTA 56 - 70dB) là 20,0% và nghe kém nặng (71 - 90dB) chỉ có 15,0%; trung bình khoảng cách giữa đường khí và đường xương (air bone gap - ABG) sau phẫu thuật là 31,4 ± 12,6dB. Tỷ lệ hốc mổ tốt đạt 85,0%, viêm nấm có 15,0%, không trường hợp nào tái phát cholesteatoma. Kết luận: Phẫu thuật CHTG type IV theo phân loại Wullstein cải biên góp phần bảo tồn, cải thiện sức nghe và tạo sự ổn định của hốc mổ tiệt căn xương chũm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Pontillo V, Barbara F, V DER, Quaranta N. Treatment of cholesteatoma with intact ossicular chain: Anatomic and functional results. Acta Otorhinolaryngol Ital. Feb 2018; 38(1):61-66. DOI:10.14639/0392-100x-1564.
2. Lailach S, Zahnert T, Lasurashvili N, Kemper M, Beleites T, Neudert M. Hearing outcome after sequential cholesteatoma surgery. Eur Arch Otorhinolaryngol. Aug 2016; 273(8): 2035-46. DOI:10.1007/s00405-015-3767-6.
3. Merkus P, Kemp P, Ziylan F, Yung M. Classifications of mastoid and middle ear surgery: A Scoping review. J Int Adv Otol. Aug 2018; 14(2):227-232. DOI:10.5152/iao.2018.5570.
4. Nguyễn Thu Hương. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật viêm tai giữa cholesteatoma tái phát. Luận án Tiến sĩ Y học trường Đại học Y Hà Nội. 2017.
5. Nguyễn Thị Miền HĐH, Phạm Minh Thông. Nhận xét đặc điểm hình ảnh trên chụp cắt lớp vi tính trong bệnh lý viêm tai giữa mạn tính. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy 2020; 15(4).
6. Nguyễn Thị Tố Uyên. Đánh kết quả nội soi tiệt căn xương chũm đường xuyên ống tai ở bệnh nhân viêm tai giữa nguy hiểm. Luận án Tiến Sỹ trường học Đại học Y Hà Nội. 2018.
7. Shamaila Nawaz Khan, Iqbal Hussain Udaipurwala, Talat Mehmood and zahid mehmood rahat. hearing status after radical mastoidectomy without tympanoplasty. Journal of the College of Physicians and Surgeons Pakistan. 2017; 27(12):759-762.
8. Lương Hồng Châu. Đánh giá kết quả tạo hình hòm nhĩ nhỏ cho bệnh nhân đã mổ tiệt căn xương chũm tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy. 2010; 5(3).