GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG CỦA ĐIỂM NEW TRAUMA VÀ MÔ HÌNH IMPACT ĐƠN GIẢN Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO

Nguyễn Đắc Khôi1, , Trần Văn Tùng1, Nguyễn Thanh Nga1, Hồ Sỹ Đông2, Phùng Việt Chiến3, Lê Hồng Trung4, Lê Trung Việt5, Nguyễn Trung Kiên1
1 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y
2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
3 Bệnh viện 198 - Bộ Công an
4 Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc
5 Đoàn 356, Quân khu 2

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu giá trị tiên lượng tử vong của thang điểm New Trauma (NTS) và điểm IMPACT đơn giản (IMPACT core model - cIMPACT) ở bệnh nhân (BN) chấn thương sọ não (CTSN). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thuần tập, tiến cứu trên 65 BN CTSN > 16 tuổi điều trị tại Khoa Hồi sức Ngoại, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 01/2021 - 3/2024. Các chỉ tiêu lâm sàng và xét nghiệm được thực hiện ở thời điểm nhập viện (khi chưa thực hiện biện pháp can thiệp nào). Số liệu được thu thập vào bệnh án nghiên cứu, được mã hóa và xử lý theo các phương pháp thống kê. Kết quả: Đa số BN CTSN là nam giới (78,5%), chủ yếu nằm trong độ tuổi lao động từ 16 - 59 tuổi, tai nạn giao thông là nguyên nhân chính gây CTSN (72,3%). Điểm NTS và cIMPATC thời điểm nhập viện có giá trị tiên lượng tử vong ở BN CTSN với diện tích dưới đường cong AUC, ROC lần lượt là 0,76 và 0,805 (p < 0,05), điểm cut-off giá trị NTS tối ưu là 13,5; cIMPATC tối ưu là 8,5 với độ nhạy (sensitivities - Se) lần lượt là 76,7% và 80%, độ đặc hiệu (specificities - Sp) lần lượt là 62,9% và 82,9%. Kết luận: Thang điểm NTS và mô hình cIMPACT có giá trị cao trong tiên lượng tử vong BN CTSN.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. BD Alvarez, DM Razente, DA Lacerda, et al. Analysis of the Revised Trauma Score (RTS) in 200 victims of different trauma mechanisms. Rev Col Bras Cir. 2016; 43(5):334-340.
2. PB Lovett, JM Buchwald, K Sturmann, et al. The vexatious vital: Neither clinical measurements by nurses nor an electronic monitor provides accurate measurements of respiratory rate in triage. Ann Emerg Med. 2005; 45(1):68-76.
3. JH Jeong, YJ Park, DH Kim, et al. The new trauma score (NTS): A modification of the revised trauma score for better trauma mortality prediction. BMC Surg. 2017; 17(1):77.
4. EW Steyerberg, N Mushkudiani, P Perel, et al. Predicting outcome after traumatic brain injury: Development and international validation of prognostic scores based on admission characteristics. PLoS Med. 2008; 5(8):e165; discussion e165.
5. N Carney, AM Totten, C O'Reilly, et al. Guidelines for the management of severe traumatic brain injury, fourth edition. Neurosurgery. 2017; 80(1):6-15.
6. Hà Thoại Kỳ Nguyễn Duy Linh, Võ Lê Thanh Phúc. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân chấn thương sọ não tại bệnh viện trường Đại học Y dược Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023; 63:70 - 78.
7. G Teasdale, G Murray, L Parker, et al. Adding up the Glasgow Coma Score. Acta Neurochir Suppl (Wien). 1979; 28(1):13-16.
8. MC Gang, KJ Hong, SD Shin, et al. (2019). New prehospital scoring system for traumatic brain injury to predict mortality and severe disability using motor Glasgow Coma Scale, hypotension, and hypoxia: A nationwide observational study. Clin Exp Emerg Med. 2019; 6(2):152-159.
9. Anand P Nair, EP Unnikrishnan. Relation between new trauma score and probability of survival in head injury patients. Kerala Surgical Journal. 2021; 27(1):33-36.
10. Dgsrk Moorthy, K Rajesh, SM Priya, et al. Prediction of outcome based on trauma and injury severity score, IMPACT and CRASH prognostic models in moderate-to-severe traumatic brain injury in the elderly. Asian J Neurosurg. 2021; 16(3):500-506.
11. H Sun, HF Lingsma, EW Steyerberg, et al. External validation of the IMPACT in traumatic brain injury: Prognostic models for traumatic brain injury on the study of the NAPSe trial. J Neurotrauma. 2016; 33(16):1535-1543.