Tạp chí Y Dược học Quân sự
https://jmpm.vn/index.php/jmpm
<p>Học viện Quân y là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học ngành Y Dược duy nhất trực thuộc Bộ Quốc phòng với 3 nhiệm vụ chính trị trung tâm là đào tạo cán bộ quân y các cấp, đội ngũ nhân viên y tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; điều trị và nghiên cứu khoa học, đặc biệt về lĩnh vực y dược học quân sự; không ngừng phấn đấu với vị trí của một trong những trường đại học y dược hàng đầu của Việt Nam, trường Đại học trọng điểm Quốc gia; trở thành trung tâm đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong các lĩnh vực y học quân sự và y học chung của quốc gia và quốc tế.</p> <p>Tạp chí Y Dược học Quân sự là cơ quan ngôn luận thông tin về các hoạt động của Học viện Quân y, trực thuộc Ban Giám đốc Học viện; được cấp Giấy phép hoạt động báo chí số 345/GP-BVHTT ngày 08/8/2002 và xuất bản 02 tháng/kỳ. Trước xu thế hội nhập của thế giới, với mong muốn có thể trao đổi với các đồng nghiệp trên toàn thế giới về thành tựu nghiên cứu y học, Tạp chí Y Dược học Quân sự đã đề nghị Tổng cục Chính trị cho phép tạp chí được đưa các bài viết đã đăng tải lên mạng internet và đã được sự đồng ý của Thủ trưởng Tổng cục Chính trị (theo công văn số 440/VP của Văn phòng Tổng cục ngày 16/5/2005). Đây là bước phát triển quan trọng của Tạp chí Y Dược học Quân sự, tạo điều kiện cho tạp chí được trao đổi với các tạp chí có uy tín trên thế giới. Ngày 21/06/2006, Tạp chí Y Dược học Quân sự được cấp chỉ số quốc tế ISSN 1859 - 0748.</p> <p>Kể từ khi ra mắt bạn đọc số đầu tiên cho tới nay, Tạp chí Y Dược Quân sự đã được cấp phép sửa đổi nâng kỳ xuất bản lên 9 số/năm (Giấy phép hoạt động báo chí số 1149/GP-BTTTT năm 2012 và số 594/GP-BTTTT năm 2022) và các số Tạp chí đặc biệt cho các Hội nghị Khoa học của Học viện. Nhằm nâng cao chất lượng tạp chí hơn nữa, từ đầu năm 2022 Tạp chí đã xây dựng website riêng để xuất bản online và gắn chỉ số DOI (https://doi.org/10.56535) cho mỗi bài báo, đồng thời đã thực hiện phản biện kín 2 chiều trực tuyến, độc lập cho mỗi bài báo.</p> <p>Tạp chí Y Dược học quân sự luôn nỗ lực khẳng định thương hiệu của mình, đóng góp tích cực phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và điều trị. Tạp chí Y Dược học quân sự thực sự trở thành cơ quan ngôn luận về chuyên môn khoa học, đào tạo và điều trị của Học viện Quân y, sát cánh cùng các đơn vị trong đội hình Học viện viết nên những trang vàng thành tích hơn 70 năm xây dựng và trưởng thành của Học viện Quân y.</p>Học viện Quân Yvi-VNTạp chí Y Dược học Quân sự1859-0748ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN CỦA CHẾ PHẨM TIÊU U HOÀN TRÊN CHUỘT GÂY TỔN THƯƠNG GAN BẰNG PARACETAMOL
https://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/890
Mục tiêu: Đánh giá khía cạnh bảo vệ gan làm cơ sở khoa học để đánh giá chế phẩm Tiêu u hoàn (TUH) trong hỗ trợ điều trị các bệnh gan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên mô hình gây tổn thương gan bằng paracetamol (PAR). Các chỉ tiêu đánh giá: Nồng độ enzyme aspartat transferase (AST), alanin transferase (ALT) trong huyết thanh; khối lượng gan tương đối, hình ảnh đại thể và vi thể gan. Kết quả: TUH liều 7,01 g/kg làm giảm nồng độ AST 33,84%, ALT 63,62%, liều 14,02 g/kg làm giảm nồng độ enzyme AST 33,7%, ALT 42,03% (p < 0,05); TUH liều 7,01 g/kg làm giảm trọng lượng gan chuột bị tổn thương do PAR (p < 0,05); TUH liều 7,01 g/kg và 14,02 g/kg cho thấy tác dụng làm giảm tổn thương gan chuột gây ra do PAR trên hình ảnh đại thể và vi thể gan so với nhóm đối chứng không được điều trị. Kết luận: TUH có tác dụng giảm men ALT, AST, giảm khối lượng gan tương đối, cải thiện hình ảnh đại thể và vi thể gan của chuột bị tổn thương do PAR.Nguyễn Song HàiTS Lưu Trường Thanh Hưng
Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Quân sự
49871610.56535/jmpm.v49i8.890ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM, LONG ĐỜM CỦA BÀI THUỐC BỔ PHẾ ĐỊNH SUYỄN TRÊN MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM
https://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/988
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng chống viêm trên chuột cống trắng chủng Wistar và tác dụng long đờm trên chuột nhắt trắng chủng Swiss của bài thuốc Bổ phế định suyễn (BPĐS). Phương pháp nghiên cứu: Tác dụng chống viêm được đánh giá theo phương pháp của Winter và CS (1968), tác dụng long đờm được đánh giá theo Engler và Szelenyi (1984), liều dùng tính theo gram dược liệu khô. Kết quả: Ở liều thử nghiệm 18,2 g/kg/ngày và 36,4 g/kg/ngày, BPĐS thể hiện tác dụng chống viêm cấp tính trong mô hình phù chân chuột Wistar do Carrageenin gây ra, làm giảm phù chân. Ở liều 31,2 g/kg/ngày và 62,4 g/kg/ngày, BPĐS đã chứng minh tác dụng long đờm ở chuột nhắt trắng chủng Swiss được tiêm đỏ phenol vào màng bụng, làm tăng nồng độ đỏ phenol trong dịch rửa khí quản. Kết luận: Bài thuốc BPĐS có tác dụng chống viêm và tác dụng long đờm tốt trên động vật thực nghiệm.Nguyễn Trâm AnhNguyễn Thị Phương ThảoTS Nguyễn Thanh Hà Tuấn
Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Quân sự
498172410.56535/jmpm.v49i8.988NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ VI HỌC CÂY THỒM LỒM GAI (Polygonum perfoliatum L.) HỌ RAU RĂM (Polygonaceae)
https://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/940
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình thái, giám định được tên khoa học và mô tả đặc điểm vi học của cây Thồm lồm gai. Phương pháp nghiên cứu: Quan sát, mô tả và đối chiếu với khóa phân loại trong các tài liệu thực vật chí về đặc điểm hình thái để xác định tên khoa học. Sử dụng phương pháp cắt, nhuộm tiêu bản để quan sát vi phẫu. Mẫu cây được sấy khô, nghiền mịn để làm tiêu bản bột. Kết quả: Tên khoa học của mẫu nghiên cứu được xác định là Polygonum perfoliatum L. Đặc điểm hình thái gồm thân cây phân nhánh có màu đỏ tía, nhiều gai; lá đơn mọc so le, hình tam giác, phiến lá mỏng như giấy. Đặc điểm vi học gồm thân cây có hệ thống dẫn cấp 2 theo kiểu hậu thể gián đoạn, với trụ bì hóa mô cứng tạo thành một vòng đai liên tục quanh tiêu bản vi phẫu thân; rễ cây chứa nhiều tinh thể calci oxalate hình cầu gai và mạch gỗ 2 kích thước lớn; bột dược liệu của loài này chứa nhiều hạt tinh bột ở lá và thân, thân có nhiều gai móc. Kết luận:Đã xác định được tên khoa học của đối tượng nghiên cứu dựa vào đặc điểm hình thái. Đã mô tả được đặc điểm vi học và đặc điểm bột. Kết quả này góp phần tiêu chuẩn hoá loài cây này nếu được phát triển thành dược liệu được sử dụng phổ biến trong tương lai.Trần Thị Ngọc HảiVõ Thị Ngọc MỹNguyễn Thanh DuyHuỳnh Ngọc Mỹ Duyên
Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Quân sự
498253510.56535/jmpm.v49i8.940NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH KHÁNG VI KHUẨN GÂY BỆNH CHO NGƯỜI CỦA XẠ KHUẨN Streptomyces padanus MIP_L27 PHÂN LẬP TỪ ĐẤT VÙNG RỄ CÂY MÀNG TANG (Litsea cubeba)
https://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/923
Mục tiêu: Khảo sát khả năng kháng vi khuẩn gây bệnh trên người Escherichia coli (E. coli) YH15, Bacillus cereus (B. cereus) YH34 của chủng xạ khuẩn Streptomyces padanus (S. padanus) MIP_L27 và đặc tính sinh học của chủng Streptomyces MIP_L27 và định danh đến loài. Phương pháp nghiên cứu: Hoạt tính đối kháng của chủng S. padanus MIP_L27 với E. coli YH15, B. cereus YH34 được thực hiện theo phương pháp của Kirby-Bauer. Đặc điểm hình thái, màu sắc khuẩn lạc, cấu trúc sinh bào tử của chủng MIP_L27 được mô tả theo phương pháp của Tresner. Bằng phương pháp sinh học phân tử kết hợp với đặc điểm hình thái, chủng S. padanus MIP_L27 được định danh đến loài và xây dựng cây phát sinh chủng loại dựa trên phần mềm MEGA X. Kết quả: Hoạt tính đối kháng của chủng MIP_L27 với E. coli YH15, B.cereus YH34 cho đường kính vòng kháng khuẩn lần lượt là 22mm và 11,5 ± 1,5mm. Xạ khuẩn Streptomyces MIP_L27 thuộc nhóm màu nâu, sinh trưởng tối ưu ở nhiệt độ 30°C, pH 7. Chủng Streptomyces MIP_L27 được định danh đến loài và được đặt tên là S. padanus MIP_L27. Kết luận: Tại Việt Nam, đây là nghiên cứu mới về xạ khuẩn S. padanus MIP_L27 phân lập từ đất vùng rễ cây Màng tang khu vực tỉnh Hà Giang. Kết quả trên về S. padanus MIP_L27 là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm ứng dụng chủng MIP_L27 trong lĩnh vực y dược.Chu Thanh BìnhNguyễn Kiên Cường
Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Quân sự
498364510.56535/jmpm.v49i8.923KẾT QUẢ PHÁT HIỆN MÁU ẨN TRONG PHÂN Ở NGƯỜI TỪ 40 TUỔI TRỞ LÊN BẰNG XÉT NGHIỆM HOÁ MIỄN DỊCH TẠI 5 TỈNH MIỀN BẮC VIỆT NAM NĂM 2023
https://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/972
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ phát hiện máu ẩn trong phân bằng xét nghiệm hoá miễn dịch (fecal immunochemical test - FIT) và một số yếu tố liên quan ở người từ 40 tuổi trở lên. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 5.040 người dân từ 40 tuổi trở lên tại 5 tỉnh miền Bắc Việt Nam (Hà Nội, Hưng Yên, Ninh Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa), từ tháng 5/2021 - 12/2023. Kết quả: Tỷ lệ xét nghiệm FIT dương tính (+) là 6,2%, dao động từ 4,1 - 8,7% tùy từng địa phương. Nam giới có tỷ lệ FIT (+) cao hơn nữ giới (p < 0,05). Tỷ lệ FIT (+) khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa các nhóm tuổi, cao nhất ở nhóm 70 - 80 tuổi (8,6%), tiếp đến là nhóm 60 - 69 tuổi (7,8%). Đối tượng có thói quen uống rượu, tiền sử đột quỵ, đã từng phát hiện polyp tiêu hoá hoặc có triệu chứng u nhú, nụ thịt, giảm cân chưa rõ nguyên nhân đều có tỷ lệ FIT (+) cao hơn ở đối tượng không có các yếu tố trên. Kết luận: Tỷ lệ FIT (+) của quần thể nghiên cứu là 6,2%. Những yếu tố làm tăng nguy cơ FIT (+) bao gồm nam giới, tuổi cao, có tiền sử polyp tiêu hoá, có thói quen uống rượu, giảm cân không rõ nguyên nhân hoặc có u nhú hay nụ thịt.Vũ Ngọc HoànTiến sĩ Phạm Thế TàiTS Phạm Quang PhúTS Dương Xuân NhươngNguyễn Ngọc KhánhBùi Kim LinhPGS Huỳnh Quang ThuậnPGS Nghiêm Đức Thuận
Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Quân sự
498465510.56535/jmpm.v49i8.972ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ XÂM NHIỄM LYMPHO TRONG MÔ ĐỆM VÙNG RÌA MÔ UNG THƯ BIỂU MÔ ĐẠI TRỰC TRÀNG
https://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/851
Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ xâm nhiễm lympho (tumor-infiltrating lymphocytes - TILs) vùng rìa mô u và mối liên quan với các đặc điểm giải phẫu bệnh (GPB) ở bệnh nhân (BN) ung thư biểu mô đại trực tràng (UTBMĐTT). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 131 BN UTBMĐTT, được phẫu thuật tại Bệnh viện Quân y 103. Bệnh phẩm được xử lý theo quy trình xét nghiệm GPB thường quy. Đánh giá tỷ lệ TILs vùng rìa u trên tiêu bản và xác định mối liên quan với các đặc điểm GPB. Kết quả: Tỷ lệ TILs trung bình là 14,96 ± 17,5%, trung vị là 5%; tỷ lệ TILs cao liên quan có ý nghĩa với các yếu tố tiên lượng tốt gồm mức độ u xâm lấn (pT) thấp, độ mô học thấp, giai đoạn bệnh sớm và không có xâm nhập thần kinh. Kết luận: Tỷ lệ xâm nhiễm lympho vùng rìa u cao là yếu tố tiên lượng tốt ở BN UTBMĐTT.Trương Đình TiếnPGS, TS Trần Ngọc DũngPhạm Minh NghĩaHoàng Mỹ Tâm
Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Quân sự
498566510.56535/jmpm.v49i8.851ĐO NỒNG ĐỘ PROGESTERONE HUYẾT THANH TRƯỚC NGÀY CHUYỂN PHÔI ĐÔNG LẠNH GIÚP CẢI THIỆN KẾT QUẢ CÓ THAI
https://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/973
Mục tiêu: Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ progesterone (P4) huyết thanh trước chuyển phôi một ngày với tỷ lệ thai tiến triển 12 tuần ở chu kỳ chuyển phôi nang đông lạnh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát mô tả, tiến cứu trên 120 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm chuyển phôi nang đông lạnh, được chuẩn bị niêm mạc tử cung bằng phác đồ nội tiết ngoại sinh và hỗ trợ hoàng thể bằng P4 đường âm đạo kết hợp dydrogesteron. Bệnh nhân (BN) được lấy máu và xét nghiệm P4 một ngày trước ngày chuyển phôi. Kết quả: Phân tích hồi quy logistic đa biến cho các yếu tố tiên lượng tỷ lệ thai tiến triển, nồng độ P4 trước ngày chuyển phôi là yếu tố duy nhất được ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,026, OR: 0,93, 95%CI: 0,87 - 0,99). Đường cong ROC dự đoán kết quả có thai tiến triển 12 tuần dựa vào nồng độ P4 huyết thanh có diện tích dưới đường cong AUC là 0,616 (95%CI: 0,514 - 0,717, p = 0,029). Giá trị cut-off của P4 dự đoán kết quả có thai tiến triển là 14,715 ng/mL, độ nhạy là 55,7%, độ đặc hiệu là 72,9%. Kết luận: Nồng độ P4 huyết thanh trước ngày chuyển phôi > 14,715 ng/mL có liên quan với kết quả có thai thấp ở các chu kỳ chuyển phôi nang đông lạnh.TS Đoàn Thị HằngPGS. TS Trịnh Thế SơnNguyễn Minh Phương
Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Quân sự
498667410.56535/jmpm.v49i8.973ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KHÁNG THUỐC Ở BỆNH NHÂN LAO PHỔI KHÁNG THUỐC LAO HÀNG THỨ NHẤT
https://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/937
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kháng thuốc chống lao của bệnh nhân (BN) lao phổi kháng thuốc lao hàng thứ nhất. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 64 BN lao phổi kháng thuốc lao hàng thứ nhất điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 01/2023 - 6/2024. Kết quả: Tỷ lệ nam giới chiếm 59,43%, tuổi trung bình là 46,78 ± 16,89, lao mới chiếm 70,31%. Triệu chứng thường gặp là ho khạc đờm kéo dài (93,75%), phổi có ran (85,94%). Hình ảnh X-quang tổn thương hai phổi là 53,12%, hang là 39,06%. Tỷ lệ kháng kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau cao hơn kháng đơn thuốc (60,94% so với 39,06%). Tỷ lệ kháng thuốc S theo từng phân nhóm ở nhóm lao đã điều trị cao hơn nhóm lao mới. Kháng R, H, Z, E và S lần lượt là 42,19%; 87,5%; 29,69%; 18,75% và 64,06%. Tỷ lệ kháng 3 thuốc, 4 thuốc và 5 thuốc lần lượt là 18,75%; 15,62% và 12,5%; kháng 3 thuốc gặp cao hơn ở nhóm lao phổi có tiền sử điều trị lao. Kết luận: BN lao phổi kháng thuốc lao hàng thứ nhất thường gặp ở nam giới độ tuổi trung niên, đa số BN đều là lao mới mắc (70,31%), với nhiều triệu chứng lâm sàng, tổn thương phổi rộng và có hang trên hình ảnh X-quang phổi và kháng kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau.ThS Nguyễn Chí TuấnĐào Ngọc BằngPGS Tạ Bá ThắngNguyễn Tiến Dũng
Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Quân sự
498758410.56535/jmpm.v49i8.937MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA NỘI SOI VIÊN NANG TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ RUỘT NON
https://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/974
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm kỹ thuật, tính an toàn của nội soi viên nang (NSVN) trong chẩn đoán bệnh lý ruột non. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 85 bệnh nhân (BN) được chỉ định thực hiện kỹ thuật NSVN, điều trị tại một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội từ tháng 9/2019 - 6/2024. Kết quả:Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 55,3 ± 16,4, với khoảng tuổi từ 16 - 90 tuổi. Bệnh lý mạn tính kèm theo bao gồm xơ gan (25,9%), bệnh khớp mạn tính (18,8%), tăng huyết áp (16,5%), đái tháo đường (16,5%). Chảy máu tiêu hóa không rõ nguyên nhân là chỉ định phổ biến nhất (77,6%). Có 76/85 (89,4%) trường hợp ghi lại hình ảnh toàn bộ ruột non với tỷ lệ phát hiện tổn thương là 61,2%. Thời gian viên nang di chuyển trong ruột non và lưu trong cơ thể lần lượt là 5,36 ± 1,85 giờ và 41,19 ± 13,61 giờ. Ghi nhận 3 trường hợp có triệu chứng khó chịu; không có tai biến, biến chứng như tắc viên nang hay thủng ruột. Kết luận: NSVN được chỉ định phổ biến cho các trường hợp chảy máu tiêu hóa không rõ nguyên nhân; tương đối an toàn, có thể áp dụng với BN cao tuổi, có nhiều bệnh lý nền kết hợp; tỷ lệ tai biến, biến chứng thấp.Trần Hải YếnTS Phạm Quang PhúNguyễn Hoài ThươngNguyễn Ngọc KhánhVũ Ngọc HoànTS Nguyễn Việt PhươngTS Dương Xuân NhươngPGS Nghiêm Đức Thuận
Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Quân sự
498859410.56535/jmpm.v49i8.974NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG MẤT NGỦ VÀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA VỊ TRÍ TỔN THƯƠNG NÃO VỚI MẤT NGỦ Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO
https://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/873
Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng mất ngủ và mối liên quan giữa một số vị trí tổn thương nhồi máu não với mất ngủ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 70 bệnh nhân (BN) nhồi máu não tại Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 6/2023 - 02/2024, chẩn đoán mất ngủ theo tiêu chuẩn DSM-V tại thời điểm 38 ± 5,5 ngày sau đột quỵ. Kết quả: Ở BN nhồi máu não có mất ngủ, thời gian vào giấc trung bình là 24,83 ± 1,39 phút; số lần thức giấc trong đêm trung bình là 0,97 ± 0,13 (lần); số giờ ngủ được mỗi đêm trung bình là 6,38 ± 0,12 giờ. Lâm sàng mất ngủ giữa giấc chiếm tỷ lệ cao nhất (76,70%). Tổn thương tại thùy đỉnh, thùy chẩm và vùng bao trong có liên quan với mất ngủ sau nhồi máu não (p < 0,05). Kết luận: Ở BN nhồi máu não có mất ngủ, lâm sàng biểu hiện chủ yếu với thời gian vào giấc dài, số lần thức giấc trong đêm nhiều, số giờ ngủ được mỗi đêm ít; lâm sàng mất ngủ giữa giấc chiếm tỷ lệ cao nhất. Tổn thương tại thùy đỉnh, thùy chẩm và vùng bao trong là yếu tố nguy cơ xuất hiện mất ngủ sau nhồi máu não.Phạm Ngọc ThảoTS Đỗ Đức ThuầnTrần Minh Tuân
Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Quân sự
4989510210.56535/jmpm.v49i8.873PHÂN TẦNG NGUY CƠ TIÊN LƯỢNG UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN VÚ XÂM NHẬP
https://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/986
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhóm nguy cơ theo St Gallen và mối liên quan với tỷ lệ sống còn trong ung thư biểu mô tuyến vú (UTBMTV). Phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu hồi cứu, mô tả được thực hiện trên 300 bệnh nhân (BN) UTBMTV xâm nhập tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện K Trung ương từ ngày 01/01/2017 - 31/6/2019 và được theo dõi đến 31/6/2024. BN được phân tầng nguy cơ theo St Gallen. Phân tích Kaplan-Meier và mô hình hồi quy Cox được thực hiện để đánh giá sống còn. Kết quả: Tỷ lệ các nhóm nguy cơ lần lượt là: Nguy cơ thấp (LR) - 12,3%, nguy cơ trung bình (IR) gồm IR1 - 60,3% và IR2 - 7%, nguy cơ cao (HR) gồm HR1 - 9% và HR2 - 11,3%. Trong các nhóm nguy cơ, tỷ lệ BN sống thêm toàn bộ 5 năm (OS) lần lượt là LR - 100%, IR - 93,6%, HR - 78,7% và tỷ lệ BN sống thêm không bệnh 5 năm (DFS) tương ứng là LR - 100%, IR - 93,1%, HR - 88,5%. Đường cong OS và DFS có sự khác biệt giữa ba nhóm nguy cơ (p < 0,05). Phân nhóm IR1 và IR2 có sự khác biệt về OS (p = 0,009) nhưng không khác biệt về DFS (p = 0,114). Phân nhóm HR1 và HR2 không có sự khác biệt về OS và DFS (pOS = 0,078, pDFS = 0,246). Kết luận: Phân tầng nguy cơ St Gallen (2007) cung cấp thông tin dự báo tiên lượng BN UTBMTV.Nguyễn Thị Minh ThứcPGS Nguyễn Văn ChủLê Đình Roanh
Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Quân sự
49810311210.56535/jmpm.v49i8.986ĐẶC ĐIỂM VÀ MỐI LIÊN QUAN CỦA ĐA HÌNH GEN CYP2C19 VỚI ĐỀ KHÁNG CLOPIDOGREL Ở BỆNH NHÂN ĐẶT STENT ĐỘNG MẠCH VÀNH
https://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/888
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm và mối liên quan giữa đa hình gen CYP2C19 với kháng clopidogrel ở bệnh nhân (BN) được can thiệp đặt stent động mạch vành (ĐMV). Phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 171 BN đặt stent ĐMV điều trị với clopidogrel tại Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 9/2021 - 12/2022. Kháng clopidogrel khi độ ngưng tập tiểu cầu tối đa > 50% bằng phương pháp đo độ truyền quang. Kết quả: Tần số alen G và A của đa hình đơn nucleotid (single nucleotide polymorphism - SNP) CYP2C19 G681A và G636A lần lượt là 73,98%; 26,02% và 92,98%; 7,02%. Tỷ lệ kháng clopidogrel khác biệt giữa các nhóm phân theo kiểu gen của CYP2C19, trong đó BN mang alen A của SNP CYP2C19 G681A hoặc SNP CYP2C19 G636A có tỷ lệ kháng clopidogrel cao hơn nhóm còn lại lần lượt là 2,83 và 17,09 lần (p < 0,05). Tỷ lệ kháng clopidogrel ở BN kiểu hình chuyển hóa trung gian (intermediate metabolizer - IM) và kém (poor metabolizer - PM) cao hơn so với nhóm có kiểu hình chuyển hóa bình thường (normal metabolizer - NM) (32,75% so với 19,88%, p < 0,05). Kết luận:Tần số alen A của SNP CYP2C19 G681A và G636A lần lượt là 26,02% và 7,02%. Tỷ lệ kháng clopidogrel cao hơn ở BN mang alen A của SNP CYP2C19 G681A và G636A (p < 0,05). BN kiểu hình IM + PM có tỷ lệ kháng clopidogrel cao hơn so với nhóm NM (p < 0,05).Tạ Anh HoàngTS Nguyễn Duy ToànHoàng Văn TổngTrương Đình Cẩm
Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Quân sự
49811312310.56535/jmpm.v49i8.888MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
https://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/917
Mục tiêu: Xác định một số nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt (TMTS) ở bệnh nhân (BN) điều trị tại Bệnh viện Quân y 103. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 118 BN điều trị TMTS tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 01/2022 - 4/2024 và được chia thành 3 nhóm: Nhóm mất máu mạn tính (79 BN), nhóm không hoặc hạn chế hấp thu sắt (28 BN) và nhóm phối hợp (11 BN). Kết quả: Tỷ lệ nữ/nam là 2,3/1. Nguyên nhân TMTS chủ yếu là do mất máu mạn tính (66,9%), thiếu máu mức độ vừa (57,6%) hoặc nặng (33,9%). Ở nhóm không hoặc hạn chế hấp thu sắt, nguyên nhân chủ yếu là do viêm dạ dày, bệnh nhiễm trùng khác hoặc do ăn kiêng; ở nhóm mất máu mạn tính: Nam giới > 40 tuổi bị trĩ hoặc polyp đại tràng; nữ giới từ 41 - 60 tuổi bị u xơ tử cung hoặc rối loạn kinh nguyệt là nguyên nhân phổ biến. 13/118 BN bị ung thư đường tiêu hóa. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi trung bình, nhóm tuổi và mức độ thiếu máu ở các nhóm nghiên cứu, với p < 0,0001 và p < 0,05. Kết luận: Mất máu mạn tính là nguyên nhân chủ yếu gây TMTS, nên tầm soát ung thư đường tiêu hóa ở BN TMTS.Hà Văn QuangNguyễn Văn BằngNguyễn Phương HiềnNguyễn Thị Thịnh
Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Quân sự
49812413410.56535/jmpm.v49i8.917ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH KHỚP VAI BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP XOA BÓP BẤM HUYỆT TẠI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN, BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
https://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/927
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị viêm quanh khớp vai (VQKV) bằng phương pháp điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt tại Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Quân y 103. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, so sánh kết quả trước - sau điều trị trên 30 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán VQKV, điều trị ngoại trú tại Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Quân y 103. Kết quả: Sau 14 ngày điều trị, điểm VAS trung bình giảm từ 5,40 ± 1,00 xuống 1,63 ± 0,81 (p < 0,05); điểm EFA trung bình tăng từ 7,87 ± 1,01 lên 14,27 ± 1,17 (p < 0,05). Chưa phát hiện tác dụng không mong muốn trong quá trình nghiên cứu. Kết luận: Phương pháp điều trị VQKV bằng điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt có hiệu quả tốt và an toàn trong điều trị.Đậu Hữu NghịNguyễn Thanh Hà Tuấn
Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Quân sự
49813514310.56535/jmpm.v49i8.927ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH LỒNG NGỰC VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG NGỰC KÍN Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
https://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/813
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, chụp cắt lớp vi tính (CLVT) lồng ngực và kết quả điều trị chấn thương ngực kín ở người cao tuổi tại Bệnh viện Quân y 103. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu trên 67 bệnh nhân (BN)≥ 60 tuổi được điều trị chấn thương ngực kín từ tháng 01/2023 - 12/2023 tại Khoa Phẫu thuật Lồng ngực, Bệnh viện Quân y 103. Kết quả:Tỷ lệ nam:nữ là 3,78:1, tuổi trung bình là 67,9. Cơ chế chấn thương chủ yếu là tai nạn giao thông (65,7%), triệu chứng lâm sàng chủ yếu là đau ngực (97%) và khó thở (58,2%). Tỷ lệ BN có gãy xương sườn là 97%, tràn máu khoang màng phổi là 40,3%, tràn máu - tràn khí khoang màng phổi là 14,9%, tràn khí khoang màng phổi đơn thuần chỉ chiếm 9,0%. Tỷ lệ BN điều trị bảo tồn cao hơn (73,1%), chỉ có 26,9% phải điều trị bằng dẫn lưu khoang màng phổi. Thời gian dẫn lưu trung bình là 4,22 ngày và thời gian điều trị trung bình là 7,5 ngày với tỷ lệ điều trị ≤ 5 ngày là 31,3%. Kết luận: Chấn thương ngực kín đơn thuần ở người cao tuổi hầu hết được điều trị bảo tồn hoặc dẫn lưu khoang màng phổi. Tuy nhiên, do tuổi cao và có nhiều bệnh lý kết hợp đi kèm nên khả năng phục hồi và thời gian điều trị có xu hướng kéo dài.PGS Nguyễn Văn NamPGS Nguyễn Ngọc TrungTrần Thanh BìnhNguyễn Đức TàiLê Việt Anh
Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Quân sự
49814415110.56535/jmpm.v49i8.813ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT NỘI SOI NGỰC CẮT THỰC QUẢN VÉT HẠCH 2 VÙNG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ THỰC QUẢN NGỰC 1/3 GIỮA VÀ 1/3 DƯỚI
https://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/908
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi (PTNS) ngực cắt thực quản, vét hạch 2 vùng điều trị ung thư thực quản (UTTQ) ngực vị trí 1/3 giữa và 1/3 dưới. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 70 bệnh nhân (BN) UTTQ ngực vị trí 1/3 giữa và 1/3 dưới được PTNS ngực cắt thực quản, vét hạch 2 vùng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 6/2022 - 6/2024. Kết quả: Tuổi trung bình là 59,0 ± 7,9, 100% là BN nam, hóa - xạ trị tiền phẫu là 77,1%. Vị trí u ở 1/3 giữa là 60%, 1/3 dưới là 40%. Thời gian mổ trung bình là 254,3 ± 34,9 phút, lượng máu mất là 80 (50 - 100) mL. Tai biến ở 15 BN (21,4%), 1,4% rách nhu mô phổi, 4,3% tổn thương ống ngực, 1,4% rách tĩnh mạch đơn và tổn thương dây thần kinh quặt ngược là 14,3%. Số hạch vét được trung bình là 26 (21,8 - 34,0) hạch, tỷ lệ di căn hạch là 3,6%. Biến chứng sau mổ: Biến chứng hô hấp là 18,6%, rò miệng nối là 7,1% và rò dưỡng chấp là 2,9%. Tử vong sau phẫu thuật là 2,9%. Thời gian nằm viện sau mổ là 11,0 (9 - 14) ngày. Kết luận:PTNS ngực cắt thực quản, vét hạch 2 vùng điều trị UTTQ ngực vị trí 1/3 giữa và 1/3 dưới là an toàn, phục hồi sau phẫu thuật sớm, tỷ lệ biến chứng thấp.Nguyễn Văn TiệpPGS Lê Thanh SơnPGS Nguyễn Anh Tuấn
Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Quân sự
49815216210.56535/jmpm.v49i8.908ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG CỦA THANG ĐIỂM SIC Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN
https://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/838
Mục tiêu: Đánh giá giá trị tiên lượng tử vong của thang điểm SIC (sepsis-induced coagulation) trong 7 ngày đầu ở bệnh nhân (BN) sốc nhiễm khuẩn (SNK). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả trên 108 BN được chẩn đoán SNK, điều trị tại Bộ môn - Trung tâm Hồi sức cấp cứu, chống độc, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 4/2021 - 3/2023. Kết quả: Tỷ lệ BN có tình trạng SIC tăng từ 63,0% lên 78,6% trong 3 ngày đầu, rồi giảm dần, thấp nhất ở ngày thứ 7 (56,3%). Có tổng cộng 84,3% BN có tình trạng SIC. Tại ngày thứ 1, 3, 5 và 7, điểm SIC ở nhóm tử vong cao hơn nhóm sống (p < 0,05), đồng thời, điểm SIC có giá trị tiên lượng tử vong lần lượt ở mức yếu, khá tốt và tốt với AUC: 0,620; 0,710; 0,751 và 0,826; p < 0,01. Nhóm có tình trạng SIC có nguy cơ tử vong cao hơn nhóm không có SIC, với OR = 5,99 (95%CI: 1,8 - 19,9, p < 0,01). Kết luận: Tại ngày thứ 1, 3, 5 và 7, điểm SIC ở nhóm tử vong cao hơn so với nhóm sống, đồng thời, điểm SIC có giá trị tiên lượng tử vong lần lượt ở mức yếu, khá tốt và tốt. Tình trạng SIC là yếu tố có giá trị tiên lượng tử vong ở BN SNK.Đỗ Mạnh HùngPhạm Thái DũngVũ Minh DươngLê Tiến DũngĐặng Văn BaHoàng Tích Lộc
Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Quân sự
49816317210.56535/jmpm.v49i8.838NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KHÍ ÁP MŨI CỦA BỆNH NHÂN VẸO THÁP MŨI SAU CHẤN THƯƠNG
https://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/858
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và khí áp mũi của bệnh nhân (BN) vẹo tháp mũi (VTM) sau chấn thương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 40 BN VTM di chứng do chấn thương được phẫu thuật tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 12/2020 - 12/2023. Kết quả: Tuổi trung bình (TB) của nhóm nghiên cứu là 33,7 ± 9,89. Nguyên nhân chủ yếu gây VTM là tai nạn (TN) giao thông (62,5%). BN nhập viện vì lý do thẩm mỹ VTM chiếm đa số (52,5%). BN vào viện sau chấn thương 3 - 6 tháng hay gặp nhất với 16 BN (40%). Phần lớn BN có nghẹt mũi trước phẫu thuật (87,5%). Điểm NOSE (nasal obstruction symptom evaluation) TB trước phẫu thuật là 34,01 ± 23,99. Tổng trở kháng mũi 2 bên TB là 0,43 ± 0,16 Pa/cm3/giây và lưu lượng khí qua mũi 2 bên TB là 394,98 ± 132,13 cm3/giây. Kết luận: Nguyên nhân chủ yếu gây VTM là TN giao thông, phần lớn BN nhập viện vì lý do thẩm mỹ VTM, BN vào viện sau chấn thương 3 - 6 tháng hay gặp nhất và hầu hết BN có nghẹt mũi trước phẫu thuật. Điểm NOSE TB trước khi phẫu thuật là 34,01 ± 23,99. Tổng trở kháng mũi 2 bên TB là 0,43 ± 0,16 Pa/cm3/giây và lưu lượng khí qua mũi 2 bên TB là 394,98 ± 132,13 cm3/giây.Nguyễn Anh TuấnTS. BS Lê Trần Quang MinhPGS.TS Vũ Quang Vinh
Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Quân sự
49817318110.56535/jmpm.v49i8.858ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC CÓ ROBOT HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ U TUYẾN ỨC TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
https://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/1016
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi lồng ngực có robot hỗ trợ (robotic assisted thoracoscopic surgery - RATS) điều trị u tuyến ức tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp, tiến cứu, không đối chứng trên 43 bệnh nhân (BN) u tuyến ức được điều trị bằng RATS từ tháng 01/2020 - 12/2023 tại Khoa Ngoại Lồng ngực, Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả:Tuổi trung bình là 49,42 13,46, tỷ lệ nữ/nam là 1,39. Tỷ lệ có nhược cơ là 44,2%, trong đó, có 4 ca nhóm I, 11 ca nhóm IIA và 4 ca nhóm IIB. Đường tiếp cận qua mũi ức chiếm tỷ lệ cao nhất (58,1%), bên phải (14%) và bên trái (27,9%). Có 1 ca (2,3%) chuyển mổ mở. Thời gian phẫu thuật trung bình là 158,25 69,6 phút (70 - 400 phút). Thời gian phẫu thuật không liên quan tới kích thước khối u, nhưng liên quan với giai đoạn Masaoka (p < 0,05). Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật là 14%, gồm 5 ca suy hô hấp và 1 ca tràn dịch màng phổi. Thời gian rút dẫn lưu trung bình là 2,44 0,98 ngày (1 - 6 ngày); thời gian nằm viện trung bình là 6,05 5,51 ngày (2 - 27 ngày). Kết luận:RATS trong điều trị u tuyến ức là phương pháp khả thi và an toàn.Đặng Đình Minh ThanhPGS,TS Vũ Hữu VĩnhPGS,TS Nguyễn Văn Nam
Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Quân sự
49818218910.56535/jmpm.v49i8.1016CHẤT LƯỢNG HỒI TỈNH SAU GÂY MÊ TĨNH MẠCH BẰNG PROPOFOL CHO THỦ THUẬT CHỌC HÚT NOÃN
https://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/921
Mục tiêu: Đánh giá chất lượng hồi tỉnh sau gây mê tĩnh mạch bằng propofol cho thủ thuật chọc hút noãn để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, mô tả cắt ngang trên 50 người bệnh (NB) có chỉ định chọc hút noãn dưới gây mê toàn thân đường tĩnh mạch bằng propofol. Ghi lại diễn biến huyết động và hô hấp trong và sau gây mê, các mốc thời gian thoát mê, các biến chứng và tác dụng không mong muốn ở giai đoạn hồi tỉnh, đánh giá chất lượng hồi tỉnh ở NB bằng thang điểm QoR-40 (40-item quality of recovery questionnaire) và đánh giá các tiêu chí xuất viện tại thời điểm 4 giờ sau thực hiện thủ thuật. Kết quả: Thời gian tỉnh trở lại, thời gian tỉnh hoàn toàn lần lượt là 4,53 và 12,26 phút; không gặp các biến chứng và tác dụng không mong muốn trong quá trình gây mê và ở giai đoạn hồi tỉnh. Điểm QoR-40 và điểm đánh giá tiêu chuẩn ra viện trung bình của nhóm NB nghiên cứu lần lượt là 184,86/200 điểm và 14/14 điểm. Kết luận: Gây mê tĩnh mạch bằng propofol cho thủ thuật chọc hút noãn để thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm cho chất lượng hồi tỉnh tốt, không gặp các biến chứng và tác dụng không mong muốn do gây mê sau thực hiện thủ thuật. 100% NB đủ tiêu chuẩn xuất viện tại thời điểm 4 giờ sau thực hiện thủ thuật.TS Võ Văn HiểnPGS Trịnh Thế SơnBSCK1 Bùi Minh Duẩn
Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Quân sự
49819020010.56535/jmpm.v49i8.921NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG CỦA TỶ LỆ TIỂU CẦU/LYMPHO LÚC VÀO VIỆN Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG
https://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/904
Mục tiêu: Đánh giá giá trị tiên lượng tử vong của tỷ lệ tiểu cầu/lympho lúc vào viện ở bệnh nhân (BN) chấn thương sọ não (CTSN) nặng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả trên 62 BN CTSN nặng điều trị tại Bệnh viện Quân y 103. Số liệu được xử lý theo các phương pháp thống kê. Kết quả: BN CTSN nặng chủ yếu trong độ tuổi từ 20 - 40 (30,6%), đa số là nam giới (77,4%) với tai nạn giao thông là nguyên nhân chủ yếu (72,6%). Tỷ lệ tiểu cầu/lympho tương quan nghịch mức độ vừa với INR (rs = -0,326; p = 0,020). Diện tích dưới đường cong (area under the curve - AUC) tiên lượng tử vong của tỷ lệ tiểu cầu/lympho là 0,675. Mô hình hồi quy logistic đa biến dựa trên lactate, điểm Glasgow và tỷ lệ tiểu cầu/lympho lúc vào viện có giá trị tiên lượng tử vong cao hơn tỷ lệ tiểu cầu/lympho đơn thuần với AUC là 0,835. Kết luận: Tỷ lệ tiểu cầu/lympho lúc vào viện có ý nghĩa tiên lượng tử vong với AUC là 0,675. Mô hình tiên lượng dựa trên tỷ lệ tiểu cầu/lympho có ý nghĩa tiên lượng tử vong cao hơn tỷ lệ tiểu cầu/lympho đơn thuần.PGS Nguyễn Trung KiênTrần Văn TùngTS Trần Quốc ViệtTS Nguyễn Thành BắcLê Đăng Mạnh
Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Quân sự
49820120910.56535/jmpm.v49i8.904ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TẠNG Ở BỆNH NHÂN BỎNG NẶNG CÓ SỐC NHIỄM KHUẨN
https://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/914
Mục tiêu: Đánh giá rối loạn chức năng tạng ở bệnh nhân (BN) bỏng nặng có biến chứng sốc nhiễm khuẩn (SNK). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, theo dõi dọc 55 đợt SNK ở 38 BN bỏng nặng, từ 16 - 60 tuổi, điều trị tại Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 01/2023 - 6/2024. Kết quả: Tại thời điểm chẩn đoán SNK: Nồng độ lactate máu động mạch tăng cao (2,6 mmol/L); 100% số đợt sốc có chỉ số sức cản mạch hệ thống (systemic vascular resistance index - SVRI) giảm thấp; 12 đợt sốc (21,82%) có biểu hiện tổn thương thận cấp (TTTC). Tất cả các đợt SNK đều có rối loạn đông máu (RLĐM), chủ yếu gặp kiểu RLĐM hỗn hợp (60,82%). Có 80% đợt SNK có suy chức năng (SCN) hô hấp, 65,45% đợt SNK có SCN gan. So với nhóm SNK đợt 1, nhóm SNK đợt 2 và 3 có tỷ lệ TTTC và số tạng suy cao hơn đáng kể (lần lượt là 41,18% so với 13,16% và 1,94 ± 0,22 so với 1,32 ± 0,14; p < 0,05). Phân tích đa biến cho thấy điểm SOFA tại thời điểm chẩn đoán SNK là yếu tố độc lập tiên lượng thoát SNK trên BN bỏng (p < 0,05). Kết luận: Tất cả các đợt SNK trên BN bỏng nặng đều giảm SVRI và có RLĐM. Điểm SOFA tại thời điểm chẩn đoán SNK là yếu tố độc lập tiên lượng thoát SNK trên BN bỏng.Ngô Tuấn HưngGS, TS Nguyễn Như LâmTS Nguyễn Hải AnTS Trần Đình Hùng
Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Quân sự
49821022110.56535/jmpm.v49i8.914ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT UNG THƯ BIỂU MÔ XOANG HÀM GIAI ĐOẠN I, II TẠI KHOA NGOẠI TAI MŨI HỌNG, BỆNH VIỆN K
https://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/943
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật ung thư biểu mô xoang hàm giai đoạn I, II. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả từng trường hợp, có can thiệp trên 31 bệnh nhân (BN) ung thư biểu mô xoang hàm giai đoạn I, II được phẫu thuật tại Khoa Ngoại Tai Mũi Họng, Bệnh viện K từ tháng 6/2021 - 6/2024. Kết quả:Tức nặng mặt chiếm 64,52%. Ung thư biểu mô vảy gặp chủ yếu (83,87%). Trong 2 ca mổ nội soi kết hợp mở cạnh mũi tổn thương ống lệ, 100% không cần đặt sonde ăn hay mở khí quản. Đối với 17 ca mổ đường Caldwell-Luc, 47,06% tổn thương ống lệ, 29,41% mở khí quản và đặt ống thông ăn kèm theo tạo hình, gồm 11,76% tạo hình trong mổ, 17,65% có vật liệu thay thế. Trong 12 ca mổ đường Weber Ferguson, 83,33% tổn thương ống lệ, 41,67% mở khí quản và đặt ống thông ăn, 75% tạo hình (50% thì 1; 8,33% thì 2; 16,67% dùng vật liệu thay thế). Biến chứng sau phẫu thuật nội soi là ngạt mũi, 2 đường mổ mở còn lại là ngạt/chảy mũi, ăn sặc, biến dạng mặt, tê bì mặt/môi. Kết luận: Ung thư biểu mô xoang hàm thường gặp nhất là ung thư biểu mô vảy với triệu chứng không đặc hiệu. Phẫu thuật trong giai đoạn sớm mang lại kết quả tốt, ít biến chứng và ít ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của BN.Kim Thị TiếnBSCK II Nguyễn Tiến HùngBSCK II Hoàng Văn NhạBác sĩ Trần Trung Dũng
Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Quân sự
49822223010.56535/jmpm.v49i8.943ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RAU CÀI RĂNG LƯỢC Ở THAI PHỤ RAU TIỀN ĐẠO TRUNG TÂM CÓ MỔ ĐẺ CŨ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI
https://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/874
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị rau cài răng lược (RCRL) ở thai phụ rau tiền đạo trung tâm có mổ đẻ cũ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 25 bệnh nhân (BN) rau tiền đạo trung tâm có sẹo mổ lấy thai cũ tại Khoa Sản bệnh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ tháng 01/2021 - 01/2022. Kết quả: Tuổi trung bình của thai phụ rau tiền đạo trung tâm có sẹo mổ đẻ cũ là 36,5. Các triệu chứng thường gặp gồm ra máu âm đạo, đau bụng, đái máu, thiếu máu. Các dấu hiệu trên siêu âm thường gặp gồm dấu hiệu mất khoảng sáng sau bánh rau, dấu hiệu Lacunae, tăng sinh mạch máu phúc mạc, bàng quang. Trong số 25 trường hợp được chẩn đoán sau mổ có RCRL, tỷ lệ bảo tồn tử cung chiếm 76%, cắt tử cung chiếm 24%. Kết luận: RCRL thường gặp ở các thai phụ có tiền sử mổ lấy thai hoặc nạo hút thai nhiều lần, ngoài các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng không đặc hiệu thì triệu chứng về siêu âm có giá trị chẩn đoán khá chính xác. Tỷ lệ bảo tồn tử cung trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao.Mai Trọng HưngTrương Minh Phương
Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Quân sự
49823123910.56535/jmpm.v49i8.874KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TÁN SỎI THẬN QUA DA BẰNG ĐƯỜNG HẦM NHỎ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG
https://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/885
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân (BN) sỏi thận được chỉ định tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ (mini-percutaneous nephrolithotomy - Mini-PCNL) và đánh giá kết quả, một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả Mini-PCNL tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 30 BN từ tháng 01/2022 - 6/2023. BN tham gia nghiên cứu đều được chẩn đoán xác định có sỏi thận và thực hiện Mini-PCNL. Dữ liệu về tình trạng bệnh lý sỏi thận, kết quả điều trị và các biến chứng trong và sau phẫu thuật được thu thập và phân tích. Kết quả:Thời gian chọc dò thành công là 100%, tỷ lệ sạch sỏi sau 1 tháng là 90%. Thời gian hậu phẫu và kích thước sỏi có liên quan; thời gian phẫu thuật, tỷ lệ sạch sỏi có liên quan với vị trí sỏi. Kết luận: Sỏi thận là một bệnh lý khá phổ biến tại Việt Nam, do đó việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật hiệu quả và an toàn là rất quan trọng. Phẫu thuật Mini-PCNL bước đầu thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã mang lại hiệu quả cao cho BN trong khu vực.Nguyễn Quốc ĐôngThs.BSCK2 Vũ Thị DịuBSCK2 Vương Danh ChínhBSCK1 Nguyễn Đức MạnhNguyễn Thành Vinh
Copyright (c) 2024 Tạp chí Y Dược học Quân sự
49824025110.56535/jmpm.v49i8.885