https://jmpm.vn/index.php/jmpm/issue/feedTạp chí Y Dược học Quân sự2025-01-28T02:40:01+00:00Tạp chí Y Dược học Quân sựtcydhqs@vmmu.edu.vnOpen Journal Systems<p>Học viện Quân y là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học ngành Y Dược duy nhất trực thuộc Bộ Quốc phòng với 3 nhiệm vụ chính trị trung tâm là đào tạo cán bộ quân y các cấp, đội ngũ nhân viên y tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; điều trị và nghiên cứu khoa học, đặc biệt về lĩnh vực y dược học quân sự; không ngừng phấn đấu với vị trí của một trong những trường đại học y dược hàng đầu của Việt Nam, trường Đại học trọng điểm Quốc gia; trở thành trung tâm đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong các lĩnh vực y học quân sự và y học chung của quốc gia và quốc tế.</p> <p>Tạp chí Y Dược học Quân sự là cơ quan ngôn luận thông tin về các hoạt động của Học viện Quân y, trực thuộc Ban Giám đốc Học viện; được cấp Giấy phép hoạt động báo chí số 345/GP-BVHTT ngày 08/8/2002 và xuất bản 02 tháng/kỳ. Trước xu thế hội nhập của thế giới, với mong muốn có thể trao đổi với các đồng nghiệp trên toàn thế giới về thành tựu nghiên cứu y học, Tạp chí Y Dược học Quân sự đã đề nghị Tổng cục Chính trị cho phép tạp chí được đưa các bài viết đã đăng tải lên mạng internet và đã được sự đồng ý của Thủ trưởng Tổng cục Chính trị (theo công văn số 440/VP của Văn phòng Tổng cục ngày 16/5/2005). Đây là bước phát triển quan trọng của Tạp chí Y Dược học Quân sự, tạo điều kiện cho tạp chí được trao đổi với các tạp chí có uy tín trên thế giới. Ngày 21/06/2006, Tạp chí Y Dược học Quân sự được cấp chỉ số quốc tế ISSN 1859 - 0748.</p> <p>Kể từ khi ra mắt bạn đọc số đầu tiên cho tới nay, Tạp chí Y Dược Quân sự đã được cấp phép sửa đổi nâng kỳ xuất bản lên 9 số/năm (Giấy phép hoạt động báo chí số 1149/GP-BTTTT năm 2012 và số 594/GP-BTTTT năm 2022) và các số Tạp chí đặc biệt cho các Hội nghị Khoa học của Học viện. Nhằm nâng cao chất lượng tạp chí hơn nữa, từ đầu năm 2022 Tạp chí đã xây dựng website riêng để xuất bản online và gắn chỉ số DOI (https://doi.org/10.56535) cho mỗi bài báo, đồng thời đã thực hiện phản biện kín 2 chiều trực tuyến, độc lập cho mỗi bài báo.</p> <p>Tạp chí Y Dược học quân sự luôn nỗ lực khẳng định thương hiệu của mình, đóng góp tích cực phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và điều trị. Tạp chí Y Dược học quân sự thực sự trở thành cơ quan ngôn luận về chuyên môn khoa học, đào tạo và điều trị của Học viện Quân y, sát cánh cùng các đơn vị trong đội hình Học viện viết nên những trang vàng thành tích hơn 70 năm xây dựng và trưởng thành của Học viện Quân y.</p>https://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/1014XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ ĐỂ ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI MENTHOL, CAMPHOR, METHYL SALICYLATE TRONG KEM COBRATOFOR2024-10-04T02:45:37+00:00Đàm Huy Hoàngtrairandongtam408@gmail.comBùi Việt Cườngvietcuong386@gmail.comNguyễn Duy Chíduychi1273@gmail.comĐào Hồng Loanloan29591@gmail.comMục tiêu: Xây dựng được phương pháp sắc ký khí kết nối detector ion hoá ngọn lửa (GC-FID) để định lượng đồng thời menthol (MEN), camphor (CAM), methyl salicylate (MET) trong thuốc kem Cobratofor. Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát lựa chọn điều kiện sắc ký dựa vào tài liệu tham khảo. Thẩm định phương pháp phân tích theo hướng dẫn chung của ICH. Kết quả:Đã lựa chọn được điều kiện sắc ký với cột HP5 (0,32mm x 30m x 0,25µm); khí mang nitơ ở tốc độ dòng 1,1 mL/phút; nhiệt độ buồng tiêm là 250oC; nhiệt độ FID là 270oC; thể tích tiêm là 1µL; tỷ lệ chia dòng là 10:1; chương trình làm nóng lò: Nhiệt độ cột ban đầu duy trì ở 100ºC trong 3 phút, tăng 5ºC/phút đến 150ºC, sau đó tăng 25ºC/phút đến 250ºC và duy trì nhiệt độ này trong 3 phút. Kết quả thẩm định cho thấy đối với cả ba chất thành phần nghiên cứu, phương pháp có độ đặc hiệu cao; độ tuyến tính tốt với hệ số tương quan cao (R2 > 0,999); độ đúng cao với % tìm lại đều nằm trong khoảng 98,0 - 102,0%; độ lặp lại tốt với độ lệch chuẩn tương đối (relative standard deviation - RSD) < 1,0% ; giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng lần lượt nằm trong khoảng 0,48 - 3,84 µg/mL và 1,58 - 12,67 µg/mL. Kết luận: Đã xây dựng và thẩm định được phương pháp GC-FID để định lượng đồng thời MEN, CAM, MET trong thuốc kem Cobratofor. Phương pháp phân tích này đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thẩm định theo hướng dẫn của ICH.Copyright (c) 2025 Tạp chí Y Dược học Quân sựhttps://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/1037ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CẢI THIỆN TRÍ NHỚ CỦA CAO CHIẾT HẠT CÀ PHÊ XANH VIỆT NAM TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG GÂY SUY GIẢM TRÍ NHỚ BẰNG SCOPOLAMIN2024-10-14T00:49:48+00:00Phan Thu Hằngphanhang41@gmail.comPGS Lê Văn Quânlevanquanc9@vmmu.edu.vnPGS Cấn Văn Mãocanvanmao@vmmu.edu.vnMục tiêu: Đánh giá tác dụng cải thiện trí nhớ của cao chiết hạt cà phê xanh Việt Nam (Vietnamese green coffee bean extract - VGCE) trên mô hình chuột nhắt trắng gây suy giảm trí nhớ bằng scopolamin. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm trên 48 chuột nhắt trắng, được chia thành 6 nhóm: Nhóm chứng (tiêm NaCl 9‰ + uống tween80), nhóm bệnh (tiêm scopolamin + uống tween80), nhóm chứng dương (tiêm scopolamin + uống Donepezil), nhóm VGCE200 (tiêm scopolamin + uống VGCE 200 mg/kg), nhóm VGCE300 (tiêm scopolamin + uống VGCE 300 mg/kg) và nhóm VGCE400 (tiêm scopolamin + uống VGCE 400 mg/kg). Trí nhớ của chuột được đánh giá thông qua các bài tập hành vi: Bài tập né tránh thụ động (passive avoidance test - PAT), bài tập mê lộ chữ Y (Y maze test - YMT), bài tập mê lộ nước Morris (Morris water maze test - MWMT). Kết quả: Chuột uống VGCE tăng thời gian tiềm di chuyển vào buồng tối trong PAT; tăng tỷ lệ luân phiên trong YMT; tăng tỷ lệ thời gian và quãng đường bơi trong góc phần tư đích vào ngày 8 trong MWMT. Kết luận: VGCE có tác dụng cải thiện trí nhớ trên chuột suy giảm trí nhớ do scopolamin.Copyright (c) 2025 Tạp chí Y Dược học Quân sựhttps://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/1019XÁC ĐỊNH LOÀI VÀ PHÂN TÍCH ĐA HÌNH DI TRUYỀN GENE COX1 CỦA SÁN LÁ GAN NHỎ THU THẬP TỪ NGƯỜI TẠI MỘT XÃ THUỘC TỈNH YÊN BÁI NĂM 20202024-10-15T04:31:12+00:00ThS Khổng Minh QuangDrquangnhtd@gmail.comTS Nguyễn Quang Thiềuthieunq@gmail.comPGS.TS Đỗ Trung Dũngdotrungdung.nimpe.vn@gmail.comTS Nguyễn Lương TìnhTs Đỗ Thanh Hòadrhoav108@gmail.comPGS. TS. Đỗ Ngọc Ánhdranhk61.vmmu@gmail.comMục tiêu: Xác định loài và phân tích đặc điểm đa hình di truyền của sán lá gan nhỏ thu thập tại một xã thuộc tỉnh Yên Bái, dựa trên chỉ thị gene ty thể cox1. Phương pháp nghiên cứu: 20 cá thể sán lá gan nhỏ trưởng thành được thu thập từ người tại xã Xuân Long, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Các mẫu sán được xác định loài bằng phân tích hình thái và sinh học phân tử. Trong số này, 10 cá thể được giải trình tự để thu nhận toàn bộ gene cox1 dài 1.560bp. Các trình tự thu được được so sánh với trình tự tham chiếu (FJ381664.2) để phân tích đa hình di truyền. Kết quả:Toàn bộ 20 cá thể sán lá gan nhỏ trưởng thành là loài C. sinensis. So sánh trình tự gene cox1 của C. sinensis ở nghiên cứu này với trình tự tham chiếu FJ381664.2, tỷ lệ tương đồng nucleotide là > 99,4%. Trên gene này có 23 điểm đa hình. Trong đó, thay đổi nucleotide ở vị trí 1244 dẫn tới acid amin Threonine chuyển thành Methionine. Trên gene này, các nucleotide AT chiếm ưu thế hơn GC. Tỷ lệ AT/GC dao động từ 1,44 - 1,46. Kết luận: Sán lá gan nhỏ được xác định là loài C. sinensis, gene ty thể cox1 của loài sán này có mức độ đa hình di truyền cao.Copyright (c) 2025 Tạp chí Y Dược học Quân sựhttps://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/1035ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIẾN THỨC ĐÁP ỨNG Y TẾ VỚI THẢM HỌA CỦA THÀNH VIÊN CÁC PHÂN ĐỘI QUÂN Y TUYẾN TRUNG ĐOÀN, SƯ ĐOÀN VÀ BỆNH VIỆN2024-10-01T07:38:21+00:00Thạc sĩ Lương Trung Hiếuhieuk35hvqy@gmail.comGiáo sư Nguyễn Như Lâmlamnguyenau@yahoo.comHoàng Hảihoanghaivmmu@gmail.comNguyễn Tiến Dũngntzung_0350@yahoo.comTS Trần Đình Hùngdrtrandinhhung@gmail.comThạc sĩ Ngô Minh Đứcyducqy@gmail.comBác sĩ CK2 Nguyễn Đạiphongkehoachc37@gmail.comTS Nguyễn Thành Chungbsqychung@gmail.comThạc sĩ Lê Quang Thảothaolenib@gmail.comNguyễn Thái Ngọc Minhminhnguyennib@gmail.comMục tiêu: Đánh giá kiến thức về đáp ứng y tế trong thảm họa của thành viên các phân đội quân y. Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát 333 thành viên của 45 phân đội quân y thuộc các trung đoàn, sư đoàn bộ binh đủ quân và 9 bệnh viện quân y tuyến chiến dịch, chiến lược thông qua trả lời bộ câu hỏi trắc nghiệm về thảm họa, đáp ứng y tế trong thảm họa. Kết quả: Điểm kiến thức của thành viên các phân đội quân y về đáp ứng y tế với thảm họa đạt ở mức trung bình (60,74 ± 12,78%). Một số nội dung có điểm kiến thức ở mức thấp bao gồm phương châm 4 tại chỗ (36,34%), vai trò của chỉ huy y tế tại hiện trường (32,73%), nội dung đánh giá nhanh nhu cầu y tế (24,62%), nhiệm vụ phân loại (16,22%), nguyên tắc vận chuyển nạn nhân (25,83%). Điểm kiến thức cao hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) ở nhóm thành viên là nam giới, tuổi trẻ, bác sỹ và đã được tập huấn ứng phó thảm họa. Kết luận: Kiến thức của thành viên các phân đội quân y về đáp ứng y tế trong thảm họa ở mức trung bình, cần có biện pháp tăng cường đào tạo, tập huấn về y học thảm họa.Copyright (c) 2025 Tạp chí Y Dược học Quân sựhttps://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/944KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM HUMAN PAPILLOMAVIRUS VÀ SỰ PHÂN BỐ CÁC TYPE NGUY CƠ CAO Ở PHỤ NỮ ĐẾN KHÁM PHỤ KHOA TẠI BỆNH VIỆN A THÁI NGUYÊN2024-11-05T02:30:09+00:00Nguyễn Thu HằngThuhang0703bva@gmail.comBS CK2 Hà Hải Bằngbangbva@gmail.comBS CK2 Đào Ngọc Tuấndaongoctuanbvc@gmail.comChu Thị Hồng QuyênHongquyentnn@gmail.comThs. Bs Nguyễn Kim Huệnguyenkimhue92@gmail.comBs CK1 Vi Huyền Nhunghuyennhung1988tn@gmail.comMục tiêu: Khảo sát tình hình nhiễm human papillomavirus (HPV) và sự phân bố các type HPV nguy cơ cao ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện A Thái Nguyên. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 914 phụ nữ đến khám và được làm HPV Real-time PCR phát hiện mẫu dương tính; các mẫu dương này được xác định type HPV (14 type nguy cơ cao) tại Bệnh viện A Thái Nguyên từ tháng 3/2023 - 5/2024. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm HPV là 18,82%; đối tượng nhiễm HPV chủ yếu ở nông thôn. Nhóm tuổi ≤ 25 nhiễm HPV (29,7%) cao hơn các nhóm tuổi khác. 14 type nguy cơ cao được khảo sát bao gồm: 16, 18, 31, 33, 35, 39, 41, 45, 52, 53, 58, 59, 66 và 68; trong đó, 12 type nguy cơ cao khác (62,79%) trừ type 16, 18 có tỷ lệ cao hơn. Đa số trường hợp chỉ nhiễm 1 type HPV (67,44%), 11,05% nhiễm 2 type và 21,51% nhiễm ≥ 3 type. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện A Thái Nguyên là 18,82%, tập trung chủ yếu ở nông thôn. Sự phân bố tỷ lệ nhiễm các type HPV nguy cơ cao tương tự một số nghiên cứu khác ở trong nước và trên thế giới.Copyright (c) 2025 Tạp chí Y Dược học Quân sựhttps://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/1013THỰC TRẠNG MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM THƯỜNG GẶP TẠI 3 TỈNH BIÊN GIỚI THUỘC QUÂN KHU 2 (2014 - 2023)2024-09-30T00:42:12+00:00TS Trần Quang Trungquangtrungk10hvqy@gmail.comNguyễn Đức Kiênmodquany@gmail.comTS Đặng Quốc HuyBsdangquochuy@vmmu.edu.vnThạc sĩ Hoàng Anh Tuấnhoanganhtuan@vmmu.edu.vnNguyễn Đình Việtnguyendinhviet@vmmu.edu.vnPhùng Văn Hànhphungvanhanh123@gmail.comHoàng Văn HoànhHoanghoanh198@gmail.comMục tiêu: Mô tả thực trạng một số bệnh truyền nhiễm thường gặp tại 3 tỉnh biên giới (Sơn La, Điện Biên, Lào Cai) thuộc Quân khu 2. Phương phápnghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang trên một số bệnh truyền nhiễm thường gặp tại 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lào Cai. Kết quả: Trong số 5 bệnh thường gặp nhất, có 4 bệnh đều xuất hiện tại cả 3 tỉnh. Bệnh cúm hay gặp nhất tại cả 3 tỉnh với số ca mắc/tháng trung bình là 1.519 ± 728 tại Sơn La, 951 (684 - 1.145) tại Điện Biên và 881 (557 - 1.779) tại Lào Cai và số ca mắc/100.000 người/tháng trung bình > 1.000 ca. Tiếp theo, bệnh tiêu chảy hay gặp thứ 2 tại cả 3 tỉnh với số ca mắc lần lượt ở Sơn La, Điện Biên và Lào Cai là 728 ± 240; 784 (605 - 909) và 387 (281 - 661) ca mắc/tháng; số ca mắc/100.000 người/tháng trung bình tại Sơn La > 1.000 ca, Điện Biên và Lào Cai từ 500 - 1.000 ca. Các bệnh thủy đậu và quai bị có số ca mắc/100.000 người/tháng trung bình < 100 ca. Bệnh cúm thường xuất hiện vào cuối năm và đầu năm sau; bệnh thủy đậu thường tăng vào khoảng tháng 3 - 5 hàng năm; bệnh quai bị thường đạt đỉnh vào tháng 4; bệnh do Adeno (Lào Cai) tăng mạnh vào tháng 8 - 11. Kết luận: 4 bệnh truyền nhiễm thường gặp đều xuất hiện tại cả 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lào Cai. Trong đó, cúm và tiêu chảy là 2 bệnh hay gặp nhất. Bệnh cúm, thủy đậu, bệnh quai bị, bệnh do Adeno (Lào Cai) lây truyền qua đường hô hấp phân bố có xu hướng tăng cao tại một số tháng nhất định trong năm.Copyright (c) 2025 Tạp chí Y Dược học Quân sựhttps://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/922ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG PHỤ CỦA DUNG DỊCH NHỎ MẮT ATROPINE 0,05% TRONG KIỂM SOÁT TIẾN TRIỂN CẬN THỊ2024-10-08T23:25:02+00:00TS Trần Đình Minh Huyminhhuy.trandinh@ump.edu.vnTS Hoàng Quang Bìnhhoangquangbinh096@gmail.comBs CKII Ngô Thị Thanh Túngothanhtu.dr@gmail.comBs CKII Trần Văn KếtKettran9@gmail.comMục tiêu: Đánh giá thay đổi kích thước đồng tử, biên độ điều tiết, các tác dụng phụ ở nhóm bệnh nhân (BN) sử dụng Atropine 0,05% so với nhóm BN sử dụng Natri Clorid (NaCl) 0,9%. Phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên, mù đơn có nhóm chứng trên 106 mắt ở BN từ 7 - 12 tuổi được khám và điều trị tại Bệnh viện Mắt - Răng Hàm Mặt Cần Thơ từ tháng 01 - 10/2023. Kết quả:Nhóm sử dụng Atropine 0,05% có trung bình thay đổi biên độ điều tiết từ -3,3 ± 3,4D; kích thước đồng tử 0,6 ± 0,9mm so với -0,6 ± 3,8D (p < 0,001); - 0,01 ± 0,7 (p < 0,01) tương ứng ở nhóm chứng. Ngoại trừ BN có phàn nàn chói mắt, các tác dụng phụ khác không khác biệt giữa hai nhóm. Kết luận:Atropine 0,05% làm giảm biên độ điều tiết và tăng kích thước đồng tử, dẫn đến tình trạng chói mắt ở 2 tuần nhưng thích nghi tốt hơn sau 6 tháng. Thị lực, độ cong giác mạc, nhãn áp khác biệt không có ý nghĩa so với ban đầu và giữa hai nhóm nghiên cứu.Copyright (c) 2025 Tạp chí Y Dược học Quân sựhttps://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/1023XÂY DỰNG ĐỐI CHỨNG CHUẨN CHO KỸ THUẬT MULTIPLEX qPCR XÁC ĐỊNH BACTEROIDES FRAGILIS, FUSOBACTERIUM NUCLEATUM, AKKERMANSIA MUCINIPHILA VÀ ESCHERICHIA COLI Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG2024-09-27T01:30:40+00:00Vũ Sơn Giangbsgiang175@gmail.comThS Nguyễn Thị Thânnguyenthan289@gmail.comNguyễn Lĩnh ToànHồ Văn SơnMục tiêu: Xây dựng được đối chứng dương giúp phát hiện đồng thời Enterotoxigenic Bacteroides fragilis (ETBF), Fusobacterium nucleatum (Fn), Akkermansia muciniphila (Am), Escherichia coli (E.coli) với độ đặc hiệu và độ nhạy cao trong khối u sinh thiết từ bệnh nhân (BN) ung thư đại trực tràng (UTĐTT). Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp qPCR đa mồi, thiết kế các cặp mồi đặc hiệu với các gen của ETBF, Fn, Am, E.coli, xây dựng mẫu chuẩn và tối ưu điều kiện qPCR đa mồi. Kết quả: Tạo ra 4 plasmid tái tổ hợp cho các chủng vi khuẩn. Ngưỡng phát hiện của kỹ thuật đạt đến 10 bản sao vi khuẩn trên một phản ứng, với hệ số tương quan R2 > 0,99; hiệu suất phản ứng > 94% và có thể sử dụng làm đối chứng chuẩn để phân tích trên mẫu bệnh phẩm. Đồng thời, qua khảo sát trên 100 mẫu UTĐTT nhận thấy tỷ lệ nhiễm vi khuẩn ETBF, Fn, Am, E.coli lần lượt là 61%, 60%, 44% và 39%. Kết luận: Bước đầu cho thấy những thay đổi của hệ vi sinh vật có tiềm năng trở thành dấu ấn sinh học để phát hiện sớm UTĐTT.Copyright (c) 2025 Tạp chí Y Dược học Quân sựhttps://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/1024NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA CHỈ SỐ ĐỘ PHÂN BỐ HỒNG CẦU Ở BỆNH NHÂN ĐA U TỦY XƯƠNG2024-09-24T08:29:15+00:00Hà Văn Quanghaquangss@gmail.comThạc sĩ Nguyễn Đức Thuậnnducthuanbv103@gmail.comNguyễn Thị Thunguyenthubv103@gmail.comSrin VathaMục tiêu: Nghiên cứu giá trị tiên lượng của chỉ số độ phân bố hồng cầu (red cell distribution with - RDW) ở bệnh nhân (BN) đa u tuỷ xương (ĐUTX) điều trị tại Bệnh viện Quân y 103. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, theo dõi dọc trên 65 BN được chẩn đoán và điều trị ĐUTX tại Bộ môn - Trung tâm Nội Dã Chiến, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 01/2014 - 8/2024. Kết quả: BN ở giai đoạn ISS (international staging system) III có chỉ số RDW cao hơn so với BN ở giai đoạn ISS II hoặc ISS I. BN ở nhóm RDW ≤ 14% có tỷ lệ đáp ứng điều trị là 87,1% cao hơn so với BN ở nhóm RDW > 14% (76,5%). Sau điều trị, chỉ số RDW giảm có ý nghĩa thống kê ở nhóm đáp ứng hoàn toàn hoặc đáp ứng một phần. Chỉ số RDW > 14% làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh gấp 2,895 lần và nguy cơ tử vong tăng 2,402 lần ở BN ĐUTX. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển (progression-free survival - PFS) (23,1 tháng) và thời gian sống còn toàn bộ (overall survival - OS) và OS (32,1 tháng) trung bình của nhóm BN có chỉ số RDW > 14% nhỏ hơn có ý nghĩa thống kê so với PFS (29,4 tháng) và OS (52,7 tháng) trung bình của nhóm BN có chỉ số RDW ≤ 14%, với các giá trị lần lượt là p = 0,039 và p = 0,012. Kết luận: RDW có liên quan đến giai đoạn bệnh ISS và có thể là một yếu tố có giá trị độc lập trong tiên lượng ở BN ĐUTX.Copyright (c) 2025 Tạp chí Y Dược học Quân sựhttps://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/1000NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA KLEBSIELLA PNEUMONIAE PHÂN LẬP ĐƯỢC TỪ BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 (2020 - 2022)2024-10-14T00:28:39+00:00Hà Thị Thu Vânhavan864@gmail.comThS Hoàng Xuân Quảnghoangquang1011@gmail.comThS Nguyễn Hùng Cườngnguyencuong41188@gmail.comThS Nguyễn Lê Vânlevanv103@gmail.comTS Nguyễn Văn Anank59hvqy@gmail.comPol DarongHak KimsengMục tiêu: Xác định tỷ lệ và phân tích xu hướng kháng kháng sinh của các chủng Klebsiella pneumoniae (K. pneumoniae) phân lập tại Bệnh viện Quân y 103. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang các chủng K. pneumoniae phân lập từ các loại bệnh phẩm của bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 giai đoạn 2020 - 2022. Lấy bệnh phẩm, phân lập vi khuẩn theo hướng dẫn của WHO. Thực hiện kháng sinh đồ theo hướng dẫn của Viện các Tiêu chuẩn về Lâm sàng và Xét nghiệm (Clinical and Laboratory Standards Institute - CLSI). Phân tích mức độ kháng kháng sinh, mức độ đa kháng bằng phần mềm Whonet2020; đánh giá xu hướng bằng Cohran-armitage trend test (Z, p). Kết quả: Tổng số vi khuẩn K. pneumoniae phân lập được là 702 chủng. K. pneumoniae kháng > 50% với hầu hết các loại kháng sinh thử nghiệm, bao gồm: SXT (68,9%), NOR (68,77%), CIP (73,53%), CTX (69,97%), CAZ (69,13%), FEP (63,95%), AMC (67,58%). K. pneumoniae có xu hướng kháng tăng dần theo thời gian với MEM, IMP, AN (p < 0,05). K. pneumoniae kháng IMP từ 53,99% (2020) - 65,57% (2022); MEM từ 56,08% (2020) - 68,38% (2022); AN từ 9,58% (2020) - 29,13% (2022). K. pneumoniae có xu hướng làm tăng tỷ lệ MDR; XDR; PDR trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Có sự chuyển dịch kiểu vi khuẩn XDR thay thế các vi khuẩn MDR thông thường. Kết luận: K. pneumoniae có tỷ lệ kháng cao với đa số các kháng sinh thử nghiệm và đang có xu hướng gia tăng tính kháng nhanh chóng. Cần chú ý thực hiện chặt chẽ công tác quản lý và sử dụng kháng sinh với vi khuẩn này.Copyright (c) 2025 Tạp chí Y Dược học Quân sựhttps://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/1030NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU TỪ MÁU CUỐNG RỐN ĐẾN TĂNG SINH VÀ DI CƯ NGUYÊN BÀO SỢI DA2024-10-15T04:42:00+00:00Thạc sĩ Ngô Minh Đứcyducqy@gmail.comPGS. TS Chu Anh Tuấndrchuanhtuan@gmail.comPGS. TS Đỗ Xuân Haidoxuanhai@vmmu.edu.vnPGS. TS Đinh Văn Hândinhvanhan@vmmu.edu.vnThạc sĩ Nguyễn Thị Hươngnghuong86612@gmail.comThạc sĩ Nguyễn Văn Phòngphongnv@haiphongstemcells.vnKheng MonysoksonvannMục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của huyết tương giàu tiểu cầu (platelet-rich plasma - PRP) máu cuống rốn (MCR) của người với nồng độ khác nhau đến hình thái, sự tăng sinh và di cư của nguyên bào sợi (NBS) da người. Phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu tiến cứu trên 6 mẫu MCR khoẻ mạnh được tách chiết PRP bằng bộ New-PRP Pro kit GeneWorld V.10. PRP với các nồng độ 5%, 10%, 15% và 20% được đưa vào môi trường nuôi cấy; đánh giá hình thái, sự tăng sinh và di cư của NBS da người. Kết quả:PRP ở các nồng độ đều kích thích tăng sinh và di cư NBS tốt hơn nhóm chứng, với hình thái NBS bình thường, khoẻ, ở nồng độ 15% là tốt nhất; ở nồng độ 20%, tế bào (TB) có tăng sinh, di cư nhiều hơn nhóm nghiên cứu nhưng có hiện tượng TB già, chết. Kết luận: Trong in vitro, huyết tương giàu tiểu cầu từ MCR có tác dụng kích thích tăng sinh và di cư của NBS da người.Copyright (c) 2025 Tạp chí Y Dược học Quân sựhttps://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/1006ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN VÚ GIAI ĐOẠN III ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT TÂN BỔ TRỢ VÀ PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN K2024-09-27T02:28:21+00:00Thạc sĩ Nguyễn Trương Thiệnmdnguyentruongthien@gmail.comPGS Lê Hồng Quangbslequang@gmial.comPGS Nguyễ Ngọc TrungMục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân (BN) ung thư biểu mô tuyến vú (UTBMTV) giai đoạn III được điều trị hóa chất tân bổ trợ (HCTBT) và phẫu thuật. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu kết hợp với tiến cứu trên 250 BN tại Khoa Ngoại vú, Bệnh viện K từ tháng 8/2021 - 6/2024. Kết quả: Tuổi trung bình của BN là 50,14 ± 11,60. Vị trí u thường gặp là 1/4 trên ngoài (54%), mật độ cứng chắc (90%) và di động kém (62%). Hạch nách ghi nhận ở 92,8% BN. Siêu âm (SA) cho thấy kích thước u từ 2 - 5cm (69,20%), phân độ BIRADS ≥ 5 (56,4%). Giai đoạn u cT (clinic tumor) 4 và hạch cN (clinic node) 2 lần lượt là 62,40% và 69,20%. Giai đoạn lâm sàng IIIA, IIIB, IIIC lần lượt là 32%, 46,8% và 21,2%. Mô bệnh học chủ yếu là ung thư xâm nhập không đặc biệt (no special type - NST), độ mô học II chiếm 82,40% và 44,80%. Loại phân tử Luminal B và HER2+ có tỷ lệ cao (55,60% và 41,20%). Kết luận: BN chủ yếu ở giai đoạn IIIB, mật độ cứng chắc, di động kém, thâm nhiễm da hoặc thành ngực. Hạch nách chủ yếu ở giai đoạn cN2. Thể NST và độ II phổ biến nhất, cùng với tỷ lệ cao các phân nhóm Luminal B và HER2+.Copyright (c) 2025 Tạp chí Y Dược học Quân sựhttps://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/1059ĐÁP ỨNG TẠO KHÁNG THỂ SAU TIÊM VACCINE PHÒNG COVID-19 TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN THẬN HÀ NỘI2024-10-18T01:16:06+00:00Nguyễn Phương Hoaphuonghoa.ump@vnu.edu.vnNguyễn Thị Thúy Mậumauntt.ump@vnu.edu.vnTS Ngụy Thị Điệptongtranbaokhanh@gmail.comThạc sỹ, BSNT Trần Mai Linhtranmailinhhmu@gmail.comThạc sỹ Ngô Trung Dũngdungbill2006@gmail.comThạc sỹ, BSCK II Phan Tùng Lĩnhphantunglinh12@gmail.comLê Ngọc Anhlengocanh.ump@vnu.edu.vnMục tiêu: Xác định nồng độ kháng thể IgG kháng SARS-CoV-2 sau tiêm vaccine và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân (BN) bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 103 BN bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Thận Hà Nội. Định lượng nồng độ kháng thể IgG kháng protein S của SARS-CoV-2 bằng ELISA. Kết quả: Tỷ lệ BN có đáp ứng dương tính sau tiêm vaccine phòng COVID-19 ở các thời điểm sau mũi 1, mũi 2 và mũi 3 lần lượt là 92,23%; 97,09% và 98,04%. Sau mỗi lần tiêm, nồng độ kháng thể tăng có ý nghĩa thống kê, mức tăng trung bình lần lượt là 51,85 U/mL; 122,47 U/mL và 136 U/mL. BMI, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu là các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ kháng thể sau tiêm; các yếu tố khác như tuổi, giới tính và thời gian lọc máu không liên quan. Kết luận: Sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19, phần lớn BN bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ có đáp ứng dương tính, đồng thời, nồng độ kháng thể tăng lên đáng kể sau mỗi lần tiêm. BMI, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim và rối loạn lipid máu là các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ kháng thể sau tiêm.Copyright (c) 2025 Tạp chí Y Dược học Quân sựhttps://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/1057KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN U LYMPHO ÁC TÍNH NON-HODGKIN NGUYÊN PHÁT NGOÀI HẠCH2024-10-15T03:59:41+00:00Phan Thị Hoài Trangtrangphannt15@gmail.comNguyễn Thị Thảothaocbxc@gmail.comChy KimhengMục tiêu: Đánh giá một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân (BN) u lympho ác tính non-Hodgkin (ULATNH) nguyên phát ngoài hạch tại Bộ môn - Trung tâm Nội Dã chiến, Bệnh viện Quân y 103 giai đoạn 2018 - 2024. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang trên 47 BN được chẩn đoán ULATNH nguyên phát ngoài hạch điều trị tại Bộ môn - Trung tâm Nội Dã chiến, Bệnh viện Quân y 103. Kết quả: Tuổi trung bình là 60,51 ± 15,66; tỷ lệ nam/nữ = 1,35. Thời gian phát hiện bệnh thường < 3 tháng. Triệu chứng thường gặp gồm triệu chứng B (40,4%) và thiếu máu (53,2%). Vị trí tổn thương hay gặp nhất là ở đường tiêu hóa (34,8%). Thể mô bệnh học tế bào B lớn lan tỏa chiếm ưu thế (70,2%). Hầu hết BN thuộc nhóm tiên lượng nguy cơ thấp (59,6%). Có mối liên quan giữa tiên lượng nguy cơ bệnh với thời gian phát hiện bệnh, thể mô bệnh học, giảm albumin máu, nồng độ β2M > 2,22 µg/mL (p < 0,05). Kết luận: Triệu chứng lâm sàng của bệnh ULATNH không đặc hiệu. Thời gian khởi phát bệnh, thể mô bệnh học và nồng độ β2M huyết thanh > 2,22 µg/mL là yếu tố độc lập, có ý nghĩa dự đoán tiên lượng bệnh.Copyright (c) 2025 Tạp chí Y Dược học Quân sựhttps://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/993ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ NGỪNG TIM NHẬP KHOA CẤP CỨU CHỐNG ĐỘC VÀ TRUNG TÂM SƠ SINH, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG2024-11-05T06:55:13+00:00TS Lê Ngọc Duydrduy2411@gmail.comThs Đặng Thị Thuý NgaThs Trịnh Tuấn AnhCấn Văn Quỳnhbsquynh0311@gmail.comLê Thị HàTS Lê Thị Thuý HằngMục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở trẻ em bị ngừng tim (NT) nhằm cải thiện hiệu quả cấp cứu NT. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, kết hợp hồi cứu từ tháng 01/2019 - 9/2020 và tiến cứu từ tháng 10/2020 - 6/2021 trên 203 bệnh nhân (BN) NT tại Khoa Cấp cứu Chống độc và Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: 203 BN gồm 112 trẻ trai (55,2%) và 91 trẻ gái (44,8%). Trong nhóm trẻ NT, lứa tuổi sơ sinh chiếm tỷ lệ cao (53,7%) và giảm dần ở các nhóm tuổi lớn hơn. BN vào viện trong tình trạng suy hô hấp nặng là 95,1%, tình trạng suy tuần hoàn là 76,8% và chỉ có 26,1% được hỗ trợ vận mạch và/hoặc bolus dịch. Có 87,7% BN bị rối loạn ý thức. trong đó 48,8% hôn mê và 38,9% li bì. Tình trạng toan chuyển hóa nặng chiếm 46,8%, tăng lactate máu ≥ 6,5 mmol/L chiếm 56,7%. Tỷ lệ tử vong và xin về lại chiếm 78,8%, chỉ có 21,2% sống sót, trong đó 4,4% có di chứng về thần kinh. Kết luận: Trẻ em bị NT, đặc biệt là trẻ sơ sinh, thường nhập viện trong tình trạng nguy kịch với tỷ lệ tử vong cao.Copyright (c) 2025 Tạp chí Y Dược học Quân sựhttps://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/1046ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT MỞ ỐNG MẬT CHỦ KẾT HỢP NỘI SOI ĐƯỜNG MẬT TRONG MỔ ĐIỀU TRỊ SỎI ĐƯỜNG MẬT CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 1032024-10-15T07:07:30+00:00Thạc sĩ Vanhnavong MahasamoutPduc66720@gmail.comĐỗ Sơn HảiDosonhai@vmmu.edu.vnTS Nguyễn Quang NamNguyenquangnam80@gmail.comPhetphouthay KhamphouvongNay HaysanNavy RavyRom PhallaMục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật mở ống mật chủ (OMC) kết hợp nội soi đường mật (NSĐM) trong mổ điều trị sỏi đường mật chính tại Bệnh viện Quân y 103. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, không nhóm chứng trên 47 bệnh nhân (BN) sỏi đường mật chính được phẫu thuật mở OMC kết hợp NSĐM trong mổ tại Khoa Gan, Mật, Tụy - Trung tâm Phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 5/2022 - 5/2024. Kết quả: Độ tuổi trung bình của BN là 59,62 ± 12,58; tỷ lệ nữ/nam = 1,93/1; 47,8% BN có tiền sử sỏi mật. Sỏi nhiều viên chiếm đa số (80,85%) và có đồng thời ở cả đường mật trong và ngoài gan với hình thái đa dạng. Các phương pháp lấy sỏi gồm Mirizzi, rọ; tán sỏi bằng điện thủy lực, laser. Tỷ lệ sạch sỏi nhìn chung đạt 74,46%, sót sỏi là 25,54%. Tỷ lệ tai biến trong mổ là 12,76%, biến chứng sau mổ là 14,88%. Phân loại kết quả sau phẫu thuật: Kết quả tốt chiếm 74,47%, không có BN tử vong hoặc biến chứng nặng phải mổ lại. Kết luận: Phẫu thuật mở OMC kết hợp NSĐM trong mổ bước đầu là một phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị sỏi đường mật chính. Phương pháp này cho tỷ lệ sạch sỏi cao, tỷ lệ tai biến và biến chứng thấp.Copyright (c) 2025 Tạp chí Y Dược học Quân sựhttps://jmpm.vn/index.php/jmpm/article/view/1029KẾT QUẢ SỚM CỦA CẮT POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG KÍCH THƯỚC ≥ 1CM QUA NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 1752024-10-17T00:15:11+00:00Đào Đức Tiếnddtien1101@gmail.comĐoàn Vũ NamMục tiêu: Đánh giá kết quả sớm và các biến chứng sau cắt polyp đại trực tràng (ĐTT) kích thước ≥ 1cm qua nội soi tại Bệnh viện Quân y 175. Phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang có phân tích trên 126 bệnh nhân (BN) có 157 polyp ĐTT kích thước ≥ 1cm, được cắt qua nội soi tại Bệnh viện Quân y 175, từ tháng 01/2022 - 12/2023. Kết quả: Tỷ lệ polyp cắt bằng thòng lọng điện đơn thuần là 41,1%. Có 54,8% polyp sử dụng kẹp clip dự phòng chảy máu và 14 polyp (8,9%) được tiêm dưới niêm mạc và cắt bằng phương pháp nội soi cắt hớt niêm mạc (Endoscopic mucosal resection - EMR). Tỷ lệ cắt polyp bằng thòng lọng điện đơn thuần ở nhóm polyp 10 - 19mm cao hơn so với nhóm polyp ≥ 2cm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 4 BN có biến chứng chảy máu sau cắt đã được xử lý bằng kẹp clip thành công, không có BN biến chứng nặng. Không có mối liên quan giữa biến chứng chảy máu sau cắt với kích thước và hình thái cuống polyp. Kết luận:Nội soi cắt polyp kích thước ≥ 1cm là phương pháp hiệu quả, an toàn. Phần lớn polyp được cắt bằng thòng lòng điện, polyp kích thước lớn và/hoặc không cuống cần kết hợp tiêm dưới niêm mạc và kẹp clip để dự phòng chảy máu.Copyright (c) 2025 Tạp chí Y Dược học Quân sự